Pháp luật quy định việc sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật như thế nào?
Nội dung chính
Pháp luật quy định việc sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật như thế nào?
Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật được quy định tại Khoản 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định 116/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
5. Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật từ ngân sách nhà nước
a) Kinh phí chống dịch tại địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trường hợp kinh phí chống dịch hại thực vật phát sinh lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Kinh phí chi cho các hoạt động chống dịch của các cơ quan trung ương bố trí từ nguồn ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật của chủ thực vật
Các chi phí để chống dịch khác ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế (nếu có).
7. Sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật do đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.
a) Đối với nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Đối với các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác được thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hại thực vật . Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2014/NĐ-CP
Trân trọng!