Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Nội dung chính
Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề quỹ đổi mới công nghệ quốc gia?
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được quy định tại Điều 38 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) như sau:
- Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện mục đích sau đây:
+ Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao quy định tại Điều 9 của Luật này;
+ Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
+ Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giải mã công nghệ;
+ Hỗ trợ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.
- Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ thông qua các hình thức sau đây:
+ Cho vay ưu đãi;
+ Hỗ trợ lãi suất vay;
+ Bảo lãnh để vay vốn;
+ Hỗ trợ vốn.
- Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Lãi của vốn vay;
+ Hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước;
+ Các nguồn hợp pháp khác.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
Trên đây là nội dung quy định về quỹ đổi mới công nghệ quốc gia kể từ ngày 01/07/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Chuyển giao công nghệ 2017.