Những đối tượng nào được coi là chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước?

Những đối tượng nào được coi là chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước? Phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Những đối tượng nào được coi là chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước?

    Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 quy định chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:

    Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước

    1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

    2. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    3. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:

    a) Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;

    b) Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    4. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.

    5. Quyền sở hữu phim, quyền sở hữu trí tuệ đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.

    Như vậy, chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     

    Những đối tượng nào được coi là chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)

    Phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

    Tại quy định Điều 7 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:

    Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước

    Phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khi hoàn thành. Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước quy định như sau:

    1. Đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

    2. Đối với phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình:

    a) Thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

    b) Thực hiện phương thức đấu thầu đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

    Theo đó, phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khi hoàn thành.

    Hồ sơ lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng như sau:

    Quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước

    Căn cứ kế hoạch sản xuất phim đã được phê duyệt và kết quả thẩm định kịch bản của Hội đồng thẩm định kịch bản sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư và cơ quan quản lý dự án tổ chức lựa chọn dự án sản xuất phim như sau:

    1. Đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng:

    a) Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn lập Hồ sơ dự án sản xuất phim gửi cơ quan quản lý dự án trình Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, gồm:

    - Hồ sơ theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

    - Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ sản xuất.

    - Dự toán chi phí sản xuất phim (đối với phương thức giao nhiệm vụ) hoặc phương án giá đặt hàng sản xuất phim (đối với phương thức đặt hàng), bao gồm:

    + Tổng dự toán chi phí sản xuất phim;

    + Danh mục trang thiết bị kỹ thuật (nêu rõ mã ký hiệu, tính năng, thông số kỹ thuật) phục vụ dự án sản xuất phim (bao gồm trang thiết bị có sẵn và thuê, mướn);

    + Chi phí tiền công, tiền lương.

    - Phương án phát hành, phổ biến phim.

    - Văn bản cam đoan về quyền tác giả đối với kịch bản phim.

    - Hồ sơ đối với phim truyện và phim kết hợp nhiều loại hình gồm có:

    + Kịch bản, kịch bản phân cảnh và phương án sản xuất phim;

    + Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, giám đốc sản xuất phim.

    - Hồ sơ đối với phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình gồm có:

    + Kịch bản, kịch bản phân cảnh các cụm bối cảnh quay;

    + Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, họa sĩ (đối với phim hoạt hình), quay phim, giám đốc sản xuất phim.

    b) Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước do chủ đầu tư thành lập, tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kết quả thẩm định của Hội đồng để tư vấn cho chủ đầu tư xem xét, quyết định lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, quyết định lựa chọn phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng; trong trường hợp lựa chọn phương thức đặt hàng, việc quyết định giá tối đa, giá cụ thể theo quy định của pháp luật về giá;

    c) Cơ quan quản lý dự án ký hợp đồng đặt hàng sản xuất phim với cơ sở điện ảnh hoặc trình chủ đầu tư quyết định giao nhiệm vụ cho cơ sở điện ảnh có dự án sản xuất phim được lựa chọn.

    Căn cứ quy định trên, hồ sơ lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng như sau:

    - Hồ sơ theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

    - Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ sản xuất.

    - Dự toán chi phí sản xuất phim (đối với phương thức giao nhiệm vụ) hoặc phương án giá đặt hàng sản xuất phim (đối với phương thức đặt hàng)

    - Phương án phát hành, phổ biến phim.

    - Văn bản cam đoan về quyền tác giả đối với kịch bản phim.

    - Hồ sơ đối với phim truyện và phim kết hợp nhiều loại hình gồm có:

    + Kịch bản, kịch bản phân cảnh và phương án sản xuất phim;

    + Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, giám đốc sản xuất phim.

    - Hồ sơ đối với phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình gồm có:

    + Kịch bản, kịch bản phân cảnh các cụm bối cảnh quay;

    + Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, họa sĩ (đối với phim hoạt hình), quay phim, giám đốc sản xuất phim.

    12