Nhà có công của ba tôi đóng góp nhưng để mẹ kế đứng tên thì tôi có quyền đòi thừa kế không?

Nhà có công của ba tôi đóng góp nhưng để mẹ kế đứng tên thì tôi có quyền đòi thừa kế không?

Nội dung chính

    Nhà có công của ba tôi đóng góp nhưng để mẹ kế đứng tên thì tôi có quyền đòi thừa kế không?

    Hiện nay, vì bạn không có chứng cứ gì để chứng minh căn nhà trên là có công Ba của bạn xây dựng, bạn phải tìm hiểu lại các nội dung có liên quan như sau:

    Căn cứ vào Nghị quyết 35/2000/NQ-QH1 về việc thi hành Luật hôn nhân gia đình: Nếu ba và mẹ bạn đã ly hôn có quyết định ly hôn đã có hiệu lực của tòa án, sau đó, thời điểm năm 1980 Ba bạn sống với bà vợ hai (dù không đăng kỳ kết hôn) nhưng họ đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 qui định thì họ vẫn được công nhận là vợ chồng. Như vậy, căn nhà Ba bạn xây xong năm 1988 như bạn đã nêu được xem là tài sản chung của vợ chồng và bạn có quyền thừa kế di sản (căn nhà) của Ba bạn được xác định theo hàng thừa kế thứ nhất.

    Trong trường này, Mẹ kế của bạn đang đứng tên chủ sở hữu căn nhà đó (là tài sản riêng) thì bà ấy phải có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tạo dựng nên căn nhà là tài sản riêng không có sự đóng góp công sức của Ba bạn hoặc Ba Bạn đã để lại di chúc cho bà ấy toàn bộ căn nhà. Trong trường hợp này nếu Ba nạn mất đã quá 10 năm thì bạn cũng không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.

    Trường hợp Ba bạn chưa ly hôn với mẹ bạn mà sống chung với mẹ kế không có đăng ký kết hôn thì mối quan hệ của Ba bạn và Mẹ kế không được công nhận là vợ  chồng. Vì vậy bạn không có quyền lợi gì trong căn nhà đó (mẹ kế bạn đang đứng tên hợp pháp).

    Ngoài ra, Bạn cũng có thể đến UBND phường/ xã nơi tọa lạc căn nhà để tìm hiểu thêm về các chứng cứ có liên quan đến quá trình xây dựng, sở hữu căn nhà mà Ba bạn đã có đóng góp xây dựng (chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà từ khi cấp lần đầu đến nay có thay đổi không, thay đổi như thế nào?....)


    7