Nha bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào? Ai thành lập?
Nội dung chính
Nha bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào? Ai thành lập?
Nha Bình dân học vụ được thành lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có nạn mù chữ trầm trọng do chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Theo thống kê, 95% dân số Việt Nam không biết chữ, riêng phụ nữ tỷ lệ mù chữ lên tới 97,1% - 99,7%. Tình trạng này là trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xóa mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Người đề xuất mở chiến dịch chống nạn mù chữ, coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất.
Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 8 tháng 9 năm 1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc xóa mù chữ cho nhân dân. Phong trào Bình dân học vụ nhanh chóng được triển khai rộng khắp, thu hút sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Các lớp học được mở ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, với phương châm "Người biết chữ dạy người chưa biết chữ".
Kết quả, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân đã biết đọc, biết viết, góp phần nâng cao dân trí, tạo nền tảng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Phong trào Bình dân học vụ không chỉ xóa mù chữ mà còn giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
Việc thành lập Nha Bình dân học vụ và triển khai phong trào xóa mù chữ là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng và văn minh. Đây cũng là bài học quý báu về tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu giành độc lập.
Nha bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào? Ai thành lập? (Hình từ Internet)
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có 04 quyền theo quy định trên.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm các nội dung cơ bản nêu trên.