Nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, quy định về quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như sau:
Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
1. Nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
...
Theo đó, căn cứ tại Điều 7 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng như sau:
(1) Các thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
(2) Việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
- Thông qua dịch vụ bưu chính;
- Trực tuyến tại cổng dịch vụ công.
(3) Tổ chức, cá nhân đề nghị giải quyết thủ tục hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ bản vẽ nộp theo hình thức trực tuyến phải được ký chữ ký số theo quy định.
(4) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính không yêu cầu cung cấp các giấy tờ, thông tin có trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng, hệ thống thông tin về đất đai khi các thông tin, dữ liệu này đã được cập nhật hoặc kết nối chia sẻ.
(5) Khi thực hiện và sau khi kết thúc thủ tục hành chính, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, chủ đầu tư hoặc người đề nghị thẩm định có trách nhiệm cung cấp thông tin lên cổng thông tin điện tử theo quy định của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.
(6) Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính chỉ chịu trách nhiệm về nội dung giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật, không chịu trách nhiệm về quy trình thực hiện, nội dung, kết quả thực hiện của các văn bản pháp lý đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó; không chịu trách nhiệm về việc người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan có liên quan thực hiện các bước tiếp theo không đúng với nội dung, yêu cầu đã nêu tại kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
(7) Ngày thực hiện thủ tục hành chính quy định trong Nghị định 175/2024/NĐ-CP không bao gồm ngày nghỉ lễ, tết khi trong thời gian thực hiện thủ tục hành chính có số ngày nghỉ lễ, tết lớn hơn 03 ngày.
Nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự cấp giấy phép xây dựng được quy định như thế nào theo Nghị định 175 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, quy định về trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng như sau:
Theo đó, trình tự cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- Chậm nhất sau 05 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng nếu trong hồ sơ có thông tin không đầy đủ hoặc không thống nhất;
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II Nghị định 175/2024/NĐ-CP để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.
Xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong một số trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 51 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:
Theo đó, xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong một số trường hợp:
- Đối với dự án có nhiều công trình với loại và cấp công trình khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo công trình có cấp cao nhất của dự án;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép xây dựng hoặc phân cấp, ủy quyền cấp phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đối với công trình nhà ở riêng lẻ và công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng chỉ có công trình cấp III, cấp IV nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; công trình nhà ở riêng lẻ từ cấp II trở lên; công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng chỉ có công trình cấp III, cấp IV trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi cấp của công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo cấp của công trình sau điều chỉnh thiết kế hoặc công trình sửa chữa, cải tạo;
- Đối với công trình được đầu tư xây dựng gắn vào công trình, bộ phận công trình khác, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xác định theo cấp của công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xác định theo vị trí xây dựng của từng công trình.