Nguyên tắc ký kết Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán Nhà nước được xác định pháp luật như thế nào?
Nội dung chính
Nguyên tắc ký kết Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán Nhà nước được xác định pháp luật như thế nào?
Nguyên tắc ký kết Thỏa thuận quốc tế của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 10 Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 ban hành Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước, cụ thể như sau:
- Phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; phù hợp với Điều ước quốc tế quy định về cùng một lĩnh vực mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết;
- Chỉ có giá trị ràng buộc đối với Kiểm toán nhà nước; không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam