Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng tại doanh nghiệp là gì?

Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng tại doanh nghiệp là gì? Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng tại doanh nghiệp?

Nội dung chính

    Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng tại doanh nghiệp là gì?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) quy định nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:

    - Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

    - Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

    - Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.

    - Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

     

    20