Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở được quy định như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị Quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 về ủy quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân thì:
- Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn uỷ quyền đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên uỷ quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.
- Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn uỷ quyền vẫn còn thì chủ sở hữu được lấy lại nhà ở, kể từ ngày hết thời hạn uỷ quyền nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.
- Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn uỷ quyền không xác định thì bên uỷ quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng.
- Trường hợp người đang quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhà ở đó phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở.
Như vậy theo quy định trên, "giấy ủy quyền" quản lý nhà là cơ sở rất quan trọng trong việc đòi lại nhà theo Nghị quyết số số 1037/2006/NQ-UBTVQH11. Nếu thời hạn ủy quyền đã hết thì phải thông báo cho bên đang quản lý nhà bằng văn bản ít nhất sáu tháng trước khi hết thời hạn ủy quyền. Trong trường hợp ủy quyền quản lý nhà không xác định thời hạn thì chủ nhà phải thông báo bằng văn bản cho bên kia ít nhất 12 tháng trước khi lấy lại nhà.