Người nước ngoài nhận con là công dân Việt Nam được quy định như thế nào?

Người nước ngoài nhận con là công dân Việt Nam được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Người nước ngoài nhận con là công dân Việt Nam được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.

    Trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha (trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự).

    Như vậy, việc nhận con của bố cháu được pháp luật Việt Nam công nhận nếu do bạn và bố cháu thực hiện một cách tự nguyện, không có tranh chấp.

    Theo quy định tại Điều 31, 32 của Nghị định này, cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

    -. Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

    - Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân của bố cháu: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú;

    - Bản sao Giấy khai sinh của con bạn;

    - Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha - con;

    -  Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của con bạn.

    Sau đó, bố của cháu phải trực tiếp nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi con bạn đăng ký thường trú hoặc tạm trú (nếu không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú) để được công nhận và đăng ký việc nhận con.

    17