Người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc được không?

Chuyên viên pháp lý: Lê Thị Thanh Lam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc được không? Lập vi bằng di chúc thừa kế đất đai có thay thế việc công chứng di chúc được không?

Nội dung chính

Người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc được không?

Căn cứ khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc chia đất cho con bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc chia đất cho con hợp pháp phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Như vậy, người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc thì bản di chúc vẫn hợp pháp miễn là đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc được không?
Người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc được không? (Hình từ Internet)

Lập vi bằng di chúc thừa kế đất đai có thay thế việc công chứng di chúc được không?

Việc lập vi bằng di chúc thừa kế đất đai có thể thay thế việc công chứng di chúc hay không được quy định cụ thể là:

Căn cứ Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định liên quan đến giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
...

Tại khoản 4 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng
1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
...

Theo đó, đối với trường hợp pháp luật yêu cầu di chúc phải có công chứng, chứng thực hoặc trường hợp người lập di chúc yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc thì việc lập vi bằng di chúc thừa kế đất đai không thể thay thế việc công chứng di chúc.

Người nhận thừa kế nhà đất có phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản hay không?

Căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định liên quan đến việc người nhận thừa kế nhà đất thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản như sau:

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Theo đó, trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người đã khuất thuộc về những người thừa kế. Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ áp dụng đối với những ai đã nhận được phần di sản. Nếu một người thừa kế từ chối nhận di sản, họ sẽ không phải gánh chịu bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào, trừ trường hợp từ chối nhận di sản nhầm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản.

Điều quan trọng cần lưu ý là người nhận thừa kế nhà đất chỉ thực hiện nghĩa vụ tài sản bằng chính tài sản thừa kế mà họ nhận được và chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ nhận. Nói cách khác, họ không phải trả nợ của người đã khuất bằng tài sản cá nhân của mình. Việc thanh toán các khoản nợ và chi phí liên quan đến di sản sẽ được thực hiện bằng tài sản của người đã khuất. Nếu tổng giá trị các khoản nợ và chi phí lớn hơn giá trị tài sản thừa kế, phần còn lại sẽ là không. Khi đó, sẽ không còn tài sản để chia cho các người thừa kế.

Trên đây là nội dung bài viết "Người lập di chúc thừa kế nhà đất không muốn công chứng bản di chúc được không?".

saved-content
unsaved-content
682