Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Người đứng đầu cơ sở in ấn có bắt buộc phải có chứng chỉ cao đẳng ngành in hay không?

Người đứng đầu cơ sở in ấn có bắt buộc phải có chứng chỉ cao đẳng ngành in hay không? Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ in như thế nào? Tôi dự định mở tiệm in ấn các loại mẫu, văn bản tài liệu, tôi mới có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và không học đào tạo gì về chuyên ngành in ấn.

Nội dung chính

    Người đứng đầu cơ sở in ấn có bắt buộc phải có chứng chỉ cao đẳng ngành in?

    Căn cứ Điều 18 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện nhận chế bản, in, gia công sau in mẫu, biểu mẫu giấy tờ của cơ quan nhà nước như sau:

    Cơ sở in chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in khi tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp các loại giấy tờ theo quy định sau đây:

    1. Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành mẫu đối với sản phẩm in là chứng minh thư, hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

    2. Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mẫu, biểu mẫu giấy tờ đối với sản phẩm in là mẫu, biểu mẫu giấy tờ khác của cơ quan nhà nước.

    Nhưng điều luật trên bị bãi bỏ bởi Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in như sau:

    Bãi bỏ các điểm a, d, e khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11; các điểm c, d, đ khoản 2 và khoản 4 Điều 12; khoản 6 Điều 14; điểm c khoản 2 Điều 16; các Điều 18, 21 và 24; khoản 5 Điều 25; điểm a, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 27; điểm c khoản 2 và khoản 4 Điều 28; khoản 4 Điều 30; khoản 1 và khoản 4 Điều 32.

    Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:

    1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

    g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    Theo đó, ngành in ấn không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó mọi cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp. Như vậy, người đứng đầu cơ sở in hay đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực in ấn không cần phải có chứng chỉ cao đẳng ngành in.

    Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ in

    Căn cứ Điều 39 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ in như sau:

    Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ in có trách nhiệm:

    1. Ban hành nội quy quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.

    2. Bảo quản nguyên liệu và sản phẩm in phải đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

    3. Chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in những sản phẩm có đủ thủ tục, giấy tờ hợp pháp và có hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.

    4. Không được in những tài liệu có nội dung trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và các tài liệu khác trái với quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    9