Người đang thi hành án dân sự có thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh không?
Nội dung chính
Người đang thi hành án dân sự có thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người đang thực hiện thi hành án dân sự sẽ thuộc trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
Người khởi kiện có được nộp đơn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh đối với người thi hành án dân sự không?
Theo Điều 9 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định về việc cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
1. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ hai căn cứ sau đây:
a) Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ;
b) Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
Ví dụ: Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án, ông A khởi kiện yêu cầu ông B bồi thường mười tỷ đồng, ông B không có người đại diện, không có tài sản ở Việt Nam. Ông B làm thủ tục xuất cảnh nên ông A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với ông B.
Theo đó, trong trường hợp này bạn có thể nộp hơn lên Tòa án để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc xuất cảnh của anh Hùng, người đang chịu thi hành án dân sự về số tiền vay bạn.