Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực điện thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào?

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực điện thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào?

Nội dung chính

    Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực điện thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào?

    Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực điện thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục VII Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995 như sau:

    Số TT

    Tên nghề
    hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động
    của nghề, công việc

     

    ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

    1

    - Vận hành máy, vận hành điện trong nhà máy điện

    - Công việc phức tạp, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

    2

    - Trưởng kíp vận hành kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện

    - Đi lại nhiều, ảnh hưởng của nóng, ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

    3

    - Vận hành bơm tuần hoàn nhà máy nhiệt điện

    - Làm việc dưới hầm ẩm ướt, chịu tác động liên tục của tiếng ồn cao

    4

    - Trưởng kíp vận hành than nhà máy nhiệt điện

    - ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ cao

    5

    - Vận hành thiết bị phụ tuốc bin nhà máy điện

    - Tiếp xúc thường xuyên với rung và tiếng ồn rất cao

    6

    - Vận hành máy nén khí áp lực từ 8kg/cmtrở lên

    - ảnh hưởng của rung và tiếng ồn rất cao

    7

    - Sửa chữa van hơi nhà máy nhiệt điện

    - Nơi làm việc chật hẹp, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của nóng và bụi nồng độ rất cao

    8

    - Thí nghiệm thiết bị điện, thí nghiệm điện cao áp.

    - ảnh hưởng của điện từ trường cao, thường xuyên tiếp xúc với điện cao áp nên rất nguy hiểm đến tính mạng

    9

    - Sửa chữa thiết bị tự động nhà máy điện

    - ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

    10

    - Sửa chữa điện trong nhà máy điện

    - Tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi

    11

    - Sửa chữa kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện

    - Tiếp xúc thường xuyên với nóng, rung và ồn cao

    12

    - Sửa chữa băng tải than

    - Nơi làm việc bẩn và rất bụi, tư thế làm việc gò bó

    13

    - Vệ sinh công nghiệp nhà máy nhiệt điện

    - Công việc thủ công, ảnh hưởng của nóng, ồn và nồng độ bụi rất cao

    14

    - Vận hành cửa nhận nước trạm bơm bờ trái, thiết bị đóng mở cánh phải đập tràn nhà máy thủy điện Hòa Bình

    - Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, trơn dầu mỡ, ảnh hưởn của ồn cao

    15

    - Sửa chữa, phóng nạp ắc quy trong hang hầm nhà máy điện

    - Nơi làm việc thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với axít H2SO4, CO2

    16

    - Sửa chữa nén khí, thiết bị trạm biến thế

    - Nơi làm việc chật hẹp, trơn dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao

    17

    - Thí nghiệm hoá nhà máy điện

    - Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các hoá chất độc, ồn và bụi

    18

    - Lọc dầu máy biến thế trong hang hầm

    - Nơi làm việc chật hẹp, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao

    19

    - Sửa chữa cơ, điện phụ trong hang hầm nhà máy điện

    - Nơi làm việc kém thông thoáng, tư thế gò bó, ảnh hưởng của ồn cao

    20

    - Khoan phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay

    - Công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

    21

    - Lái cầu trục 350 tấn trong hầm nhà máy thuỷ điện

    - Làm việc trên cao, ảnh hưởng của rung, ồn lớn

    22

    - Vệ sinh công nghiệp trong hang hầm nhà máy thuỷ điện

    - Công việc thủ công, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

    23

    - Công nhân vận hành trạm biến thế từ 110 KV trở lên

    - Căng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

    24

    - Công nhân địa chất quan trắc địa hình

    - Làm việc ngoài trời, đi bộ nhiều, tiêu hao năng lượng lớn

    Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực điện thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995.

     

    21