Mục đích sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ như thế nào?

Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho mục đích gì? Có phải để thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài không?

Nội dung chính

    Mục đích sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ như thế nào?

    Mục đích sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:

    ...
    Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
    a) Điều tra cơ bản; điều tra định kỳ; điều tra theo yêu cầu quản lý; quan trắc; thống kê; báo cáo;
    b) Xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
    c) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;
    d) Lập, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
    đ) Thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;
    e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;
    g) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, lưu giữ hợp pháp loài được ưu tiên bảo vệ;
    h) Cứu hộ, giám định mẫu vật và thực hiện các phương án xử lý tang vật, động vật hoang dã bị chết trong quá trình cứu hộ; tái thả động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên phù hợp.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mục đích sử dụng ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

    10