Mức chi cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn tại Quảng Ngãi được quy định như thế nào?

Mức chi cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn tại Quảng Ngãi được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mức chi cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn tại Quảng Ngãi

    Ngày 18/11/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quãng Ngãi đã ban hành Quyết định 62/2024/QĐ-UBND về việc quy định mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

    Trong đó, căn cứ quy định tại Phục lục I ban hành kèm theo Quyết định 62/2024/QĐ-UBND tỉnh Quãng Ngãi, mức chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn tại Quảng Ngãi được xác định như sau:

    (1) Chi tổ chức họp với người có đất, chủ sở hữu tài sản trong khu vực thu hồi để phổ biến, tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tiếp nhận ý kiến, tổ chức vận động người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện dự án: 300.000 đồng/người/ngày (150.000 đồng/người/buổi);

    (2) Chi điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất và xác định nguồn gốc đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người có đất, chủ sở hữu tài sản kê khai; đo đạc xác định diện tích thực tế các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án (nếu có) của từng người có đất thu hồi làm căn cứ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp phải đo đạc lại; kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng chủ sở hữu tài sản; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác.

    (3) Chi phí đăng báo và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình: Chi phí đăng báo và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình thực hiện theo các quy định của pháp luật khác có liên quan;

    (4) Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán, xác định mức bồi thường, hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 300.000 đồng/người/ngày (150.000 đồng/người/buổi);

    (5) Chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định: 300.000 đồng/người/ngày (150.000 đồng/người/buổi);

    (6) Chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định: 300.000 đồng/người/ngày (150.000 đồng/người/buổi);

    (7) Chi thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định: Thông qua Hợp đồng được ký giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và đơn vị cung ứng dịch vụ đảm bảo theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp...

    (8) Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe: Chi theo thực tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

    (9) Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có): Việc thuê nhân công do người đứng đầu đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định, quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ và chỉ được thực hiện khi đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không có đủ nhân sự để thực hiện và không được thực hiện nhiệm vụ trùng lắp với nhân sự của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    (10) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Chi theo thực tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

    Mức chi cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn tại Quảng NgãiMức chi cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn tại Quảng Ngãi (Hình từ Internet)

    Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

    Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
    1. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
    2. Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
    Đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.
    3. Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường thiệt hại; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ.
    4. Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.
    5. Khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án.
    6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất.
    7. Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật này, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
    Kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản này được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư.

    Như vậy, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải tuân thủ các nguyên tắc như trên.

    6