Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 và cách viết

Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 và cách viết? Ai có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch tự thuật?

Nội dung chính

    Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 và cách viết

    Sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai hoặc bản kê khai thông tin cá nhân như: Họ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn.... và những thông tin khác liên quan đến người khai thông tin và gia đình người khai thông tin.

    Hiện tại, chưa có quy định pháp luật về Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025, tuy nhiên bạn có thể tham khảo Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 dưới đây:

    Xem chi tiết Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 Tại đây

    Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật

    Đối với yêu cầu về ảnh: Ảnh màu (4 x 6 cm) được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày kê khai lý lịch.

    Mục I: THÔNG TIN BẢN THÂN

    (1) Họ và tên khai sinh: Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh.

    (2) Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong giấy khai sinh. Giới tính: Ghi giới tính là Nam hoặc Nữ.

    (3) Nơi sinh: Tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) nơi được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi <tên cũ>, nay là <tên mới>.

    (4) Quê quán: Ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh thư nhân dân (việc xác định quê quán theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương).

    (5) Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng,…

    (6) Tôn giáo: Đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo,… Nếu không theo tôn giáo nào thì ghi là “không”.

    (7) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

    (8) Nơi ở hiện nay: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm thôn, xã, huyện, tỉnh nơi đang ở hiện tại.

    (9) Nghề nghiệp: Ghi rõ đã làm nghề gì để kiếm sống trước khi tuyển vào CAND. Nếu chưa có nghề ghi cụ thể là “không nghề nghiệp”.

    Mục II: QUAN HỆ GIA ĐÌNH

    Ghi rõ họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, cơ quan công tác và chỗ ở hiện nay theo các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, khai sinh,...

    Mục III: TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

    Ghi rõ thời gian bao gồm tháng và năm, tên trường và trung tâm đào tạo, ngành học, hình thức đào tạo, văn bằng chứng chỉ.

    Mục IV: TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

    Ghi rõ thời gian từ tháng đến năm và đơn vị công tác, chức vụ (ghi rõ từng công tác ở đơn vị nào, giữ chức vụ gì, công việc chính được phân công, đảm nhiệm).

    Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 và cách viếtMẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2025 và cách viết (Hình từ internet)

    Ai có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch tự thuật?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:

    Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
    1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
    c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
    d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
    đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
    Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
    2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
    c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
    d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
    đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
    e) Chứng thực di chúc;
    g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
    h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
    Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
    3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
    4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
    5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
    6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

    Theo đó, cơ quan tổ chức có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch tự thuật bao gồm:

    - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp);

    - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); 

    - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện);

    - Công chứng viên.

    Công chứng sơ yếu lý lịch tự thuật ở đâu?

    Theo Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    Địa điểm chứng thực
    1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
    2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
    3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

    Như vậy, dựa trên căn cứ pháp lý trên, có thể công chứng sơ yếu lý lịch tự thuật ở các địa điểm cụ thể là:

    - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

    - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

    - Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

    57