Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào?

Chuyên viên pháp lý Lê Thị Thanh Lam
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào?

Nội dung chính

    Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào? 

    Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất năm 2025 là mẫu số 23-DS tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP cụ thể là:

    Xem chi tiết Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025
    Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào?Tải Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 Tại đây

    Trường hợp nào hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở sẽ chấm dứt?

    Khoản 2 Điều 180 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
    1. Trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    2. Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
    a) Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;
    b) Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;
    c) Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là cá nhân chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
    d) Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;
    đ) Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc trường hợp đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    e) Trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.

    Như vậy, những trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở bao gồm:

    - Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;

    - Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;

    - Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là cá nhân chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

    - Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;

    - Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc trường hợp đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.

    Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào?Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở cập nhật mới nhất năm 2025 là mẫu nào? (Hình từ internet)

    Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
    a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
    c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
    2. Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
    a) Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;
    b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
    3. Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này.

    Như vậy, theo quy định pháp luật, đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cụ thể là:

    (1) Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân trong nước;

    - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Nhà ở 2023.

    (2) Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;

    - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở 2023.

    (3) Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2023.

    93
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ