Mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hiện nay là mẫu nào?

Mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hiện nay là mẫu nào? Khi thi công xây dựng công trình cần phải tuân thủ các yêu cầu gì?

Nội dung chính

    Mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hiện nay là mẫu nào?

    Dưới đây là mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

    Tải về mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng áp dụng hiện nay.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Số: …….……

    ……., ngày……. tháng……. năm………

    BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

    Kính gửi: ………………….(2)…………………………….

    ……..(1)………… báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung sau:

    1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng …..(3)…… thuộc dự án………

    2. Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………………..

    3. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ trách trực tiếp: ……………………….

    4. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

    5. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).

    6. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).

    7. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.

    8. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

    9. Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

    10. Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

    Chủ đầu tư cam kết đã tổ chức thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng (hoặc căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị ....(2)....tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền.

    Nơi nhận:

    - Như trên;

    - Lưu:...

    NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

    CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

    (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

    Ghi chú:

    (1) Tên của chủ đầu tư.

    (2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

    (3) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc phần công trình trong trường hợp đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu từng phần công trình.

    Mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hiện nay là mẫu nào? Mẫu báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

    Nếu không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình như sau:

    Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình
    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công;

    b) Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.

    ...

    Theo đó, nếu không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng thì chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng công trình sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hình thức xử phạt và mức phạt đối với cá nhân và tổ chức như sau:

    Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
    ...
    2. Hình thức xử phạt bổ sung:
    ...

    c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    ...

    Như vậy, đối với trường hợp người vi phạm, cụ thể chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng công trình là cá nhân thì mức phạt tiền tối đa bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức, vậy nên mức phạt hành chính sẽ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    Riêng đối với trường hợp cụ thể chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng công trình sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.

    Khi thi công xây dựng công trình cần phải tuân thủ các yêu cầu gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Luật Xây dựng 2014 về các yêu cầu đối với thi công công trình xây dựng bao gồm:

    - Phải tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt, cùng với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, và phòng chống cháy nổ theo quy định pháp luật.

    - Cần bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị thi công, cũng như các công trình lân cận. Cần có biện pháp hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố xảy ra trong quá trình thi công.

    - Thực hiện các biện pháp an toàn đặc biệt cho các hạng mục hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy.

    - Sử dụng vật tư, vật liệu đúng loại, tiêu chuẩn và số lượng theo yêu cầu thiết kế, đồng thời đảm bảo tiết kiệm trong thi công.

    - Cần thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng trong các giai đoạn quan trọng, cũng như nghiệm thu các hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

    - Nhà thầu thi công phải có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.

    48