Luật Cán bộ công chức mới nhất 2025 là luật nào? Tải về Nghị định 178 về chế độ nghỉ hưu?
Nội dung chính
Luật Cán bộ công chức mới nhất 2025 là luật nào? Tải về Nghị định 178 về chế độ nghỉ hưu?
(1) Luật Cán bộ công chức mới nhất 2025 là luật nào?
Luật Cán bộ công chức mới nhất 2025 là Luật Cán bộ, công chức 2008 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
Luật Cán bộ công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020.
Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Xem chi tiết:
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
(2) Tải về Nghị định 178 về chế độ nghỉ hưu?
Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (còn gọi là Nghị định 178 về chế độ nghỉ hưu).
Trong đó, Nghị định 178 về chế độ nghỉ hưu quy định chính sách, chế độ, gồm: Chính sách đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý thấp hơn; chính sách tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị, gồm:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và lực lượng vũ trang.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; của các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương; thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Đơn vị sự nghiệp công lập khác (không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Xem chi tiết Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Luật Cán bộ công chức mới nhất 2025 là luật nào? Tải về Nghị định 178 về chế độ nghỉ hưu? (Hình từ Internet)
Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như sau:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
(2) Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
(3) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
(4) Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
(5) Thực hiện bình đẳng giới.