Làm thế nào để kiểm nghiệm máy định vị trong quá trình đo đạc và lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia?
Nội dung chính
Việc kiểm nghiệm máy định vị để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được quy định cụ thể ra sao?
Việc kiểm nghiệm máy định vị để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia được quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2010/TT-BTNMT quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
Mỗi máy định vị phải được kiểm nghiệm như hướng dẫn tại bước 2, điểm b, mục 3.4, Phụ lục 1 của Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 hoặc thực hiện theo trình tự sau đây:
- Đặt ăng ten định vị trên một điểm đã biết tọa độ (tương đương điểm cơ sở đo vẽ).
- Kết nối máy định vị với máy tính.
- Sau khi máy định vị đã hoàn tất quá trình khởi động và đi vào hoạt động ổn định, sử dụng một chương trình ghi số liệu định vị để ghi số liệu liên tục trong vòng 1 giờ.
- Sau khi kiểm nghiệm, phải lập báo cáo kết quả kiểm nghiệm với các nội dung sau:
+ Độ lệch vị trí DX, DY trung bình;
+ Giới hạn DX, DY để 95% số liệu không có độ lệch DX, DY bị vượt;
+ Độ trễ tín hiệu cải chính trung bình;
+ Độ trễ tín hiệu cải chính lớn nhất;
+ Bảng so sánh đáp ứng kỹ thuật các chỉ tiêu trên so với tài liệu kỹ thuật của máy.
+ Đưa ra được quyết định máy có bảo đảm được yêu cầu hay không bảo đảm yêu cầu để đưa vào sản xuất.
Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm nghiệm máy định vị để đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2010/TT-BTNMT.