Làm rõ trách nhiệm trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe?

Làm rõ trách nhiệm trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe?

Nội dung chính

    Làm rõ trách nhiệm trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe?

    Ngày 30/05/2023, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công văn 5572/BGTVT-TTr năm 2023 về việc tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước; phòng, chống tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

    Theo đó, Công văn đã chỉ ra một số tồn tại, thiếu sót, tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe như:

    - Sử dụng, khai thác dữ liệu DAT để quản lý, tổ chức đào tạo lái xe còn hạn chế; chưa kiểm tra, giám sát khoá học, kỳ thi cấp chứng chỉ hoặc thực hiện còn hình thức, không đúng thực tế;

    - Gửi và tiếp nhận báo cáo đăng ký đào tạo lái xe chậm nhiều ngày; xét duyệt thí sinh dự sát hạch chưa đủ điều kiện dữ liệu DAT; đào tạo không đúng nội dung, chương trình; tổ chức sát hạch chưa nghiêm túc...

    Do đó, Bộ Giao thông vận tải có chỉ đạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo Sở GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam, Các Sở GTVT thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

    - Tập trung khắc phục các tồn tại, sai sót và quyết liệt, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của các Đoàn kiểm tra Bộ GTVT2;

    Tiếp tục tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX theo yêu cầu của Bộ GTVT;

    - Thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến tồn tại, sai sót trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đã được các Đoàn kiểm tra Bộ GTVT chỉ ra để có hình thức xử lý tương xứng; báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan (nếu có).

    - Cục Đường bộ Việt Nam:

    + Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các Sở GTVT trong công quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) về hoạt động đào tạo lái xe theo kết quả rà soát, tổng hợp dữ liệu quản lý DAT trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Cục đã gửi cho các Sở GTVT.

    + Chấn chỉnh, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

    - Các Sở GTVT:

    + Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn thực hiện đúng quy định trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe.

    + Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý tương xứng đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến tồn tại, sai sót trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

    Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe là bao nhiêu giờ?

    Tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe như sau:

    - Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);

    - Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);

    - Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

    - Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

    - Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

    - Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

    - Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

    - Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

    - Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).

    Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe là bao lâu?

    Tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe như sau:

    Thời hạn của giấy phép lái xe

    1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

    2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

    5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

    - Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

    - Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    - Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    - Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

    - Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

     

    24