Khi vay ngân hàng và thế chấp bất động sản, nếu phát sinh sự cố, cách giải quyết sự việc sẽ được thực hiện như thế nào?

Khi vay ngân hàng và thế chấp bất động sản, nếu phát sinh sự cố, cách giải quyết sự việc sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người vay và ngân hàng?

Nội dung chính

    Khi vay ngân hàng và thế chấp bất động sản, nếu phát sinh sự cố, cách giải quyết sự việc sẽ được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 về tài sản thế chấp:

    "1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
    Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp."

    Có thể thấy hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên kí kết cũng đã được nêu rõ, đối với hợp đồng bảo hiểm trong quan hệ thế chấp thì nếu tài sản của bạn trước khi thế chấp đã đăng kí bảo hiểm thì khi thế chấp tài sản này bên phía bạn phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng thế chấp để tổ chức bảo hiểm có thể căn cứ vào đó chi trả tiền bảo hiểm cho bên nhận thế chấp.

    Về việc cơ quan bảo hiểm từ chối chi trả tiền bảo hiểm vì địa điểm bảo hiểm không đúng. Điều này hợp lý hay không sẽ phụ thuộc vào việc hợp đồng bảo hiểm được kí kết thỏa thuận như thế nào, nếu có thỏa thuận về địa điểm bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm đó thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra ngoài vị trí này thì công ty bảo hiểm không có trách nhiệm phải chi trả tiền, còn nếu không có thỏa thuận thuận trước thì công ty bảo hiểm trả lời như vậy là không có căn cứ.

    Vì hợp đồng bảo hiểm phát sinh giữa bên đang chiếm hữu tài sản là ngân hàng và công ty bảo hiểm (khi có thông báo về việc thế chấp) nên nếu tài sản thế chấp có vấn đề phát sinh mà lỗi là của bên nhận thế chấp thì sẽ do bên phía nhận thế chấp chịu trách nhiệm, bên đi vay sẽ không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết khi vay ngân hàng thế chấp bất động sản phát sinh sự cố. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    7