Khi nào trong phương án sử dụng đất của công ty nông lâm nghiệp phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ?
Nội dung chính
Khi nào trong phương án sử dụng đất của công ty nông lâm nghiệp phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quy định như sau:
Quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất
1. Căn cứ kết quả rà soát quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định này, công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm lập phương án sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đang quản lý, sử dụng để xác định cụ thể phần diện tích dự kiến giữ lại để tiếp tục sử dụng và phần diện tích dự kiến bàn giao về địa phương.
Phần diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại phải nằm trong đề án, phương án về sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của công ty, hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của địa phương; đối với diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại mà đang giao, giao khoán, khoán trắng, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp, thì công ty phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ trong phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
...
Như vậy, trong phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp, phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ khi diện tích đất công ty giữ lại đang trong các tình trạng sau:
- Đất đang giao, giao khoán;
- Đất khoán trắng;
- Đất cho thuê, cho mượn;
- Đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư;
- Đất bị lấn, bị chiếm;
- Đất đang có tranh chấp.
Khi nào trong phương án sử dụng đất của công ty nông lâm nghiệp phải có phương án xử lý dứt điểm và thuyết minh rõ? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án sử dụng đất của công ty nông lâm nghiệp bao gồm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 68 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quy định như sau:
Quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất
...
2. Nội dung phương án sử dụng đất, bao gồm:
a) Căn cứ lập phương án sử dụng đất;
b) Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
c) Định hướng sử dụng đất, phương hướng nhiệm vụ, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể của công ty nông, lâm nghiệp;
d) Đánh giá tác động của phương án sử dụng đất đến kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và phương án sản xuất, kinh doanh;
đ) Các giải pháp tổ chức thực hiện đối với phần diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại;
e) Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực đất bàn giao cho địa phương theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai;
g) Thuyết minh phương án sử dụng đất.
...
Theo đó, nội dung phương án sử dụng đất bao gồm:
- Căn cứ lập phương án sử dụng đất.
- Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Định hướng sử dụng đất, phương hướng nhiệm vụ, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể của công ty nông, lâm nghiệp.
- Đánh giá tác động của phương án sử dụng đất đến kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và phương án sản xuất, kinh doanh.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện đối với phần diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp giữ lại.
- Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực đất bàn giao cho địa phương theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai 2024.
- Thuyết minh phương án sử dụng đất.
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông lâm nghiệp như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 68 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quy định như sau:
Quy định chi tiết lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất
...
4. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất
a) Công ty nông, lâm nghiệp gửi hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án sử dụng đất đến các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để lấy ý kiến và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định.
Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định;
đ) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, nếu hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp không phải chỉnh sửa thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Trường hợp hồ sơ phương án sử dụng đất phải chỉnh sửa, bổ sung thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh thông báo cho công ty nông, lâm nghiệp để hoàn thiện; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày công ty nông, lâm nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
e) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phương án sử dụng đất do cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất.
...
Như vậy, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất cụ thể theo quy định nêu trên.