Khi ký kết hợp đồng xây dựng, tất cả thành viên trong liên danh nhà thầu có phải ký tên vào hợp đồng không?

Khi ký kết hợp đồng xây dựng, tất cả thành viên trong liên danh nhà thầu có phải ký tên vào hợp đồng không? Có sự tham gia của bên nước ngoài thì dùng tiếng Anh được không?

Nội dung chính

    Khi ký kết hợp đồng xây dựng, tất cả thành viên trong liên danh nhà thầu có phải ký tên vào hợp đồng không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Quy định chung về hợp đồng xây dựng
    1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
    2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
    a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
    b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
    c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
    d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
    ...

    Như vậy, khi ký kết hợp đồng xây dựng, tất cả thành viên trong liên danh nhà thầu phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Khi ký kết hợp đồng xây dựng, tất cả thành viên trong liên danh nhà thầu có phải ký tên vào hợp đồng không?

    Khi ký kết hợp đồng xây dựng, tất cả thành viên trong liên danh nhà thầu có phải ký tên vào hợp đồng không? (Ảnh từ Internet)

    Hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì dùng tiếng Anh được không?

    Căn cứ khoản 4 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Quy định chung về hợp đồng xây dựng
    ...
    3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
    a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
    b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
    c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
    4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
    5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, hợp đồng xây dựng có có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng có thể do các bên lựa chọn, do đó trường hợp này hợp đồng xây dựng có thể sử dụng tiếng Anh.

    Hợp đồng xây dựng có các nội dung gì?

    Căn cứ Điều 141 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Nội dung hợp đồng xây dựng
    1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
    a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
    b) Ngôn ngữ áp dụng;
    c) Nội dung và khối lượng công việc;
    d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
    đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
    e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
    g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
    h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
    i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
    k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
    l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
    m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
    n) Rủi ro và bất khả kháng;
    o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
    p) Các nội dung khác.
    2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
    3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

    Như vậy, hợp đồng xây dựng có các nội dung sau:

    (1) Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:

    - Căn cứ pháp lý áp dụng;

    - Ngôn ngữ áp dụng;

    - Nội dung và khối lượng công việc;

    - Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

    - Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

    - Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

    - Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

    - Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

    - Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

    - Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

    - Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

    - Rủi ro và bất khả kháng;

    - Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

    - Các nội dung khác.

    (2) Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại (1) còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

    (3) Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

    Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 139 Luật Xây dựng 2014 thì hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

    - Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014;

    - Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng;

    17