Khi chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được xử lý thế nào?

Khi chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được xử lý thế nào? Trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Khi chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được xử lý thế nào?

    Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    Giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính
    1. Trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì trên cơ sở hồ sơ, đề án của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, trình Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính có trách nhiệm chỉ đạo lập hồ sơ, đề án gửi Bộ Nội vụ thẩm định trình Chính phủ xem xét, quyết định.
    Trường hợp quá trình giải quyết làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính dẫn tới phải điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp thì việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, thống nhất về địa giới đơn vị hành chính.

    Theo đó, đối với trường hợp địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa được thống nhất thì trên cơ sở hồ sơ, đề án của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

    Khi chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được xử lý thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Khi chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được xử lý thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 130 Luật Đất đai 2024 quy định về trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính.

    Theo đó, trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính được quy định như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc lập hồ sơ địa chính tại địa phương và bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.

    - Cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ địa chính; kiểm tra, giám sát việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính thường xuyên tại địa phương.

    - Tổ chức đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính. Đối với những địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì tổ chức đăng ký đất đai có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng.

    - Công chức làm nhiệm vụ địa chính cấp xã có trách nhiệm quản lý, sử dụng thông tin từ hồ sơ địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương và theo yêu cầu của công dân; cập nhật biến động đất đai đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền và phản ánh tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất vào hồ sơ địa chính.

    - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính, việc khai thác, sử dụng và kiểm tra, giám sát đối với hồ sơ địa chính.

    Hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số bao gồm các tài liệu gì?

    Theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Hồ sơ địa chính
    1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tình trạng pháp lý của thửa đất và tài sản gắn liền với đất, phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
    2. Hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số, bao gồm các tài liệu sau đây:
    a) Bản đồ địa chính;
    b) Sổ mục kê đất đai;
    c) Sổ địa chính;
    d) Bản sao các loại giấy chứng nhận bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
    3. Hồ sơ địa chính được sử dụng vào các mục đích sau đây:
    a) Làm công cụ quản lý đất đai;
    b) Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người được giao quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;
    d) Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;
    đ) Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;
    e) Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo, điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;
    g) Cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
    h) Cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận đất đai.

    Như vậy, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số, bao gồm các tài liệu như sau:

    - Bản đồ địa chính;

    - Sổ mục kê đất đai;

    - Sổ địa chính;

    - Bản sao các loại giấy chứng nhận bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    68