Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi trong trường hợp nào?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi trong trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi trong trường hợp nào?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 95 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

    Theo đó, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau:

    - Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;

    - Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực được cấp chứng chỉ theo quy định;

    - Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;

    - Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;

    - Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;

    - Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;

    - Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;

    - Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định;

    - Khi cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực.

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi trong trường hợp nào?

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 96 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

    Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
    1. Đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I
    Phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I theo quy định tại khoản 4 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 53 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 cho Ủy ban nhân dân dân cấp tỉnh đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp tiếp cho Sở Xây dựng địa phương thực hiện công tác này theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
    2. Đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III
    a) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;
    b) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận theo quy định tại Điều 111 Nghị định này cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức là hội viên, thành viên được kết nạp trước thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực tối thiểu 03 tháng.
    3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.
    Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.
    4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc cấp lại chứng chỉ năng lực đối với chứng chỉ do mình cấp trước đó.

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.

    Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.

    Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 97 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

    - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để đánh giá năng lực phục vụ xét cấp chứng chỉ năng lực đối với trường hợp đề nghị cấp mới. Việc đánh giá thực hiện trên cơ sở đề xuất đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực do đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ.

    - Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định.

    - Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:

    + Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;

    + Ủy viên thường trực, thư ký Hội đồng là công chức, viên chức của cơ quan này;

    + Các ủy viên tham gia hội đồng là các công chức, viên chức của cơ quan này, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.

    - Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:

    + Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    + Ủy viên thường trực, Thư ký Hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

    + Các ủy viên tham gia hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.

    - Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

    - Quy chế hoạt động của Hội đồng bao gồm các nội dung về nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và từng thành viên Hội đồng; quy định của Hội đồng về việc đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức; kinh phí hoạt động của Hội đồng.

    31