Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

Kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

Nội dung chính

    Kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

    Tại Điều 16 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định kết luận giám định tư pháp như sau:

    1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc chỉ kết luận giám định đối với nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính quy định tại Điều 3 Thông tư này và theo quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính quy định tại Điều 12 Thông tư này.

    2. Căn cứ kết quả thực hiện giám định tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể. Kết luận giám định thực hiện theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, bản kết luận giám định phải có chữ ký và ghi rõ họ và tên của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.

    4. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ và tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể trong việc ký và xác nhận chữ ký do Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính cử người giám định như sau:

    a) Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu Bộ Tài chính hoặc các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (trừ các Tổng cục và tương đương, các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục và tương đương đóng tại địa phương) để cử người giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký, ghi rõ họ và tên của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và giao Lãnh đạo đơn vị nơi người thực hiện giám định công tác thừa lệnh Bộ trưởng xác nhận chữ ký.

    Trường hợp có nhiều người cùng được cử tham gia giám định là cán bộ, công chức thuộc nhiều đơn vị thuộc Bộ thì giao Vụ Tổ chức cán bộ thừa lệnh Bộ trưởng xác nhận chữ ký. Trường hợp nhiều người cùng được cử tham gia giám định, trong đó có cán bộ, công chức thuộc các Tổng cục, đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục (hoặc tương đương) đóng tại địa phương thì các đơn vị này phải có công văn gửi Vụ Tổ chức cán bộ để Vụ Tổ chức cán bộ có cơ sở xem xét, thừa lệnh Bộ trưởng xác nhận chữ ký.

    b) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi Tổng cục và tương đương để cử người giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký, ghi rõ họ và tên của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và có xác nhận chữ ký của Tổng cục và tương đương.

    c) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục (hoặc tương đương) đóng tại địa phương để cử người giám định thì bản kết luận giám định phải có chữ ký, ghi rõ họ và tên của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và có xác nhận chữ ký của Lãnh đạo đơn vị.

    5. Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ và tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

    Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

    Theo Điều 17 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) quy định hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như sau:

    Việc thành lập Hội đồng giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể về việc thành lập Hội đồng giám định tại cơ quan Bộ Tài chính như sau:

    1. Trong trường hợp thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp thì Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ lựa chọn cá nhân, tổ chức giám định phù hợp nội dung trưng cầu giám định, trong đó phải có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Hội đồng giám định.

    2. Thành phần, số lượng thành viên và cơ chế hoạt động của Hội đồng giám định thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp.

     

    4