Thứ 6, Ngày 25/10/2024
09:39 - 19/09/2024

Kế hoạch quy hoạch tỉnh Lâm Đồng: Quy hoạch phát triển nông thôn, hạ tầng xã hội, hạ tầng công nghiệp

Ngày 02/05/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định 761/QĐ-UBND định hướng quy hoạch tỉnh Lâm Đồng phát triển nông thôn, hạ tầng xã hội, hạ tầng công nghiệp.

Nội dung chính

    UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định 761/QĐ-UBND về kế hoạch quy hoạch Thành phố Bảo Lộc và các vùng lân cận

    Theo nội dung Quyết định 761/QĐ-UBND năm 2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực quy hoạch khoảng 598,49 km² (tương đương 59.849 ha), trong đó thành phố Bảo Lộc chiếm 233,95 km² (tương đương 23.395 ha). Đến năm 2030, dự kiến có khoảng 3.800 ha đất được dành cho xây dựng đô thị, tăng lên 4.800 ha vào năm 2040.

    Ngoài ra, trong quyết định còn đưa ra các quy định chung nhằm định hướng phát triển trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và các vùng lân cận của các ngành như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, giao thông,..

    Kế hoạch quy hoạch Thành phố Bảo Lộc và vùng lân cận của tỉnh Lâm Đồng: quy hoạch phát triển nông thôn, hạ tầng xã hội, hạ tầng công nghiệp (Hình từ Internet)

    Định hướng phát triển bền vững các ngành như nông nghiệp, du lịch rừng

    Đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn, kế hoạch quy hoạch hướng tới một nền nông nghiệp xanh, hiện đại và hiệu quả, việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là ưu tiên hàng đầu. Song song đó, cần xây dựng các khu dân cư tập trung để nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn.

    Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả (bơ 034, sầu riêng, nho thân gỗ, chuối,…), khu vực trồng dâu nuôi tằm ở xã Đam B’ri, cây công nghiệp dài ngày chất lượng cao, như: khu vực trồng chè ở Tâm Châu, xã Lộc Tân, trồng cà phê ở xã Đam B’ri, Lộc Châu, Đại Lào, Lộc Nga - Lộc Thanh, những vùng chuyên canh tập trung tại Lộc Phát - Lộc Thanh, vùng tiếp giáp giữa phường B’Lao - Lộc Sơn;

    Phát triển các điểm dân cư nông thôn tập trung tại các xã, đặc biệt là dọc tuyến quốc lộ 20, kết hợp với việc xây dựng các khu dân cư xanh, hiện đại. Đồng thời, phát triển các mô hình nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, gắn liền với du lịch văn hóa bản địa và sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra các không gian sống chất lượng cao và bảo tồn cảnh quan tự nhiên

    Đối với hoạt động du lịch, tổ chức tổ chức các hoạt động du lịch và phát triển không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên đất rừng tại khu vực thác Đam B’ri, núi Đại Bình. Quy mô đất dành cho du lịch sinh thái sẽ bao gồm khu vực nghỉ dưỡng, khu phức hợp thương mại - dịch vụ - giải trí và các hoạt động du lịch khác. Đồng thời, ưu tiên bảo tồn và phát triển các khu rừng, mặt nước. Các hoạt động du lịch sẽ được phát triển dựa trên nền tảng bảo vệ và nâng cao giá trị rừng, kết hợp với du lịch nông nghiệp, thương mại, tổ chức sự kiện,...

    Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, xã hội, phát triển không gian công nghiệp

    Về quy hoạch hạ tầng xã hội, định hướng điểu chỉnh phân bố dân cư hợp lý hơn: khu vực trung tâm tập trung các tòa nhà cao tầng, phục vụ nhu cầu ở và làm việc; các khu vực ngoại ô sẽ phát triển các khu dân cư thấp tầng, tạo không gian sống xanh, yên bình. Áp dụng nguyên tắc hỗn hợp cho các vùng đô thị, mang lại cho người dân các tiện ích về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với dịch vụ công cộng.

    Đối với quản lý, phát triển giao thông đường bộ, phát triển thành phố Bảo Lộc theo “Cấu trúc đô thị 1 vành đai”. Đô thị lõi được bao bọc bởi tuyến đường vành đai nhằm kiểm soát sự phát triển và kết nối mềm mại với vùng phụ cận xung quanh. Bao gồm , với các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 20, Quốc lộ 55 kết nối liên vùng. Đặc biệt, đoạn cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua thành phố dài khoảng 44km, cùng với tuyến đường sắt Đắk Nông - Bình Thuận, tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông đô thị cũng được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ. Hệ thống cấp thoát nước, điện và xử lý chất thải được quy hoạch theo tiêu chuẩn, nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống

    Ngoài ra, kế hoạch quy hoạch còn đề ra mục tiêu đầu tư thiết kế các tuyến đường ở huyện kết nối tới tới tất cả các trung tâm xã trong vùng, kết nối với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ tạo thành mạng lưới giao thông bộ hoàn chỉnh.

    Đối với không gian công nghiệp, quy hoạch đến năm 2040 tổng diện tích khu công nghiệp (KCN) Lộc Sơn; KCN Lộc Phát, KCN Đại Lào và cụm công nghiệp (CCN) Lộc Phát khoảng 413 ha.

    8