Huyện Mê Linh TP Hà Nội sau sáp nhập có các xã mới nào theo Nghị quyết 1656?
Nội dung chính
Huyện Mê Linh TP Hà Nội sau sáp nhập có các xã mới nào theo Nghị quyết 1656?
Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
Theo đó, sau khi sắp xếp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Huyện Mê Linh trước khi sắp xếp ĐVHC có 17 đơn vị hành chính cấp xã gồm Thị trấn Chi Đông, Thị trấn Quang Minh và 15 xã gồm: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê.
Sau sáp nhập tỉnh 2025 căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Do đó, sau sáp nhập tỉnh 2025 không còn huyện Mê Linh mà sẽ chia thành các phường xã.
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về danh sách các xã phường mới huyện Mê Linh Hà Nội sau sáp nhập tỉnh năm 2025 bao gồm:
(1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Võng La, một phần diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của các xã Kim Chung (huyện Đông Anh), Đại Mạch, Kim Nỗ, một phần diện tích tự nhiên của xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) và xã Hải Bối thành xã mới có tên gọi là xã Thiên Lộc.
(2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tráng Việt, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), Văn Khê, Mê Linh, một phần diện tích tự nhiên của xã Đại Thịnh và xã Hồng Hà, phần còn lại của các xã Liên Hà (huyện Đan Phượng), Liên Hồng, Liên Trung sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 107 Điều này, phần còn lại của xã Đại Mạch sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 116 Điều Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Mê Linh.
(3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chu Phan, Hoàng Kim, Liên Mạc, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thạch Đà, một phần diện tích tự nhiên của xã Văn Khê, phần còn lại của các xã Tiến Thịnh, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 108 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 và phần còn lại của xã Hồng Hà sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 107, 108, 118 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Yên Lãng.
(4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tam Đồng, Tiến Thắng, Tự Lập, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Đại Thịnh, Kim Hoa, Thanh Lâm, phần còn lại của xã Văn Khê sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 107, 118, 119 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 và phần còn lại của xã Thạch Đà sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 119 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Tiến Thắng.
(5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh, phần còn lại của xã Mê Linh sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 118 Điều này, phần còn lại của xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 116, khoản 118 Điều này, phần còn lại của xã Đại Thịnh sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 118, khoản 120 Điều này, phần còn lại của xã Kim Hoa và xã Thanh Lâm sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 120 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Quang Minh.
Huyện Mê Linh TP Hà Nội sau sáp nhập có các xã mới nào theo Nghị quyết 1656? (Hình từ Internet)
UBND cấp tỉnh phối hợp với ai để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất?
Căn cứ khoản 5 Điều 83 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định như sau:
Điều 83. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
[...]
3. Việc tổ chức rà soát đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu đất có giá trị kinh tế lớn không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Khu đất có giá trị kinh tế lớn quy định tại điểm này là khu đất có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên tính theo giá đất trong bảng giá đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo mục đích sử dụng thể hiện trong quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Đối với khu đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và quản lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với khu đất cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn đang sử dụng thì thực hiện theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tổ chức lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt theo quy định của pháp luật.