Hoạt động xây dựng nào không bắt buộc cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Chuyên viên pháp lý Phan Thúy Vân
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì? Hoạt động xây dựng nào không bắt buộc cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Nội dung chính

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề như sau:

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
    1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.

    Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề được quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 gồm: 

    - Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    - Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

    - Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;

    - Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

    - Tư vấn giám sát thi công xây dựng;

    - Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

    Hoạt động xây dựng nào không bắt buộc cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

    Hoạt động xây dựng nào không bắt buộc cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?( Hình ảnh Internet)

    Hoạt động xây dựng nào không bắt buộc cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? 

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động xây dựng không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề gồm:

     Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
    3. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
    a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
    b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

    c) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

    4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

    ...

    Theo đó, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

    - Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình

    - Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình

    - Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

    Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn sử dụng chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

    ...

    5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

    Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

    ...

    Theo đó, chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. 

    Đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

    Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

    64
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ