Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng bao gồm những nội dung gì?

Hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng bao gồm những gì? Khi bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng thì cha mẹ người bị áp dụng cần phải cam kết những điều gì?

Nội dung chính

    Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng bao gồm những nội dung gì?

    Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục và hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng bao gồm:

    - Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.

    - Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng gồm có:

    + Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền lập hồ sơ, trong đó nêu rõ họ, tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú; hành vi vi phạm; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;

    + Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;

    + Các văn bản, tài liệu được thu thập để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

    + Bản tường trình của người vi phạm;

    + Văn bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ.

    Tại Khoản 3 Điều này quy định về nội dung cha mẹ người bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng là người chưa thành niên phải cam kết như sau:

    Người có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên làm bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Bảo đảm về chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha mẹ hoặc người giám hộ;

    - Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;

    - Phối hợp chặt chẽ với cá nhân được phân công giám sát để quản lý, giáo dục người chưa thành niên;

    - Báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội về tình hình quản lý, giáo dục người chưa thành niên;

    - Thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.

    14