Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được quy định ra sao?

Hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được quy định ra sao? Vị trí để trang thiết bị phục vụ cảnh giới phải đảm bảo những gì?

Nội dung chính

    Hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được quy định ra sao?

    Hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, cụ thể như sau:

    - Thông tin hỗ trợ cảnh giới phải được các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 cung cấp trực tiếp hoặc qua điện thoại cảnh giới, đảm bảo nhanh chóng chính xác và phải được tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới xác nhận, ghi chép vào sổ lịch trình chạy tàu đã được hướng dẫn.

    - Khi có nhà cảnh giới tại vị trí cần cảnh giới, trang thiết bị phục vụ cảnh giới được lắp đặt tại nhà cảnh giới.

    - Khi không có nhà cảnh giới tại vị trí cần cảnh giới, trang thiết bị phục vụ cảnh giới được đặt tại địa điểm do tổ chức được giao cảnh giới chỉ định.

    - Trong mọi trường hợp, vị trí để trang thiết bị phục vụ cảnh giới phải bảo đảm thuận lợi cho việc lắp đặt và an toàn thiết bị, dễ dàng cho người cảnh giới tiếp nhận thông tin.

    9