Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu? Hiệp định sơ bộ được ký kết ở đâu? Các chức vụ cơ bản của sĩ quan theo Luật mới?

Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu? Hiệp định sơ bộ được ký kết ở đâu? Các chức vụ cơ bản của sĩ quan theo Luật mới? Sĩ quan Quân đội nhân dân có nghĩa vụ gì?

Nội dung chính

    Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu? Hiệp định sơ bộ được ký kết ở đâu?

    Ngày 6 tháng 3 năm 1946, là một thời điểm vô cùng nghiêm trọng. Buổi sáng, xung đột vũ trang xảy ra giữa quân Pháp và quân Tưởng tại cảng Hải Phòng.

    Trong bối cảnh đó, các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các bên được tiến hành khẩn trương. Tại Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để hoàn thiện dự thảo một văn kiện quan trọng. Sau khi thảo luận, toàn thể Hội đồng đã nhất trí và ký vào biên bản thông qua.

    Vào lúc 16h30, tại số 38 phố Lý Thái Tổ (Hà Nội), bản Hiệp định Sơ bộ chính thức được ký kết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và ông Jean Sainteny, đại diện Chính phủ Pháp.

    Theo Hiệp định, Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, với đầy đủ Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định thông qua trưng cầu ý dân.

    Chính phủ Việt Nam chấp nhận cho 15.000 quân Pháp vào thay thế quân Tưởng, với điều kiện quân Pháp phải rút hoàn toàn sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm. Hai bên đồng ý ngừng bắn và giữ nguyên vị trí hiện tại. Đồng thời, một cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris để bàn thảo các bước tiếp theo.

    Như vậy, Hiệp định sơ bộ được ký kết tại số 38 phố Lý Thái Tổ (Hà Nội) vào lúc 16h30 ngày 6 tháng 3 năm 1946.

    Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu? Hiệp định sơ bộ được ký kết ở đâu? Các chức vụ cơ bản của sĩ quan theo Luật mới? (Ảnh từ Internet)

    Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu? Hiệp định sơ bộ được ký kết ở đâu? Các chức vụ cơ bản của sĩ quan theo Luật mới? (Ảnh từ Internet)

    Các chức vụ cơ bản của sĩ quan theo Luật mới?

    Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay được áp dụng là Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2024.

    Theo đó, căn cứ tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008, sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014, khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2024 như sau:

    Chức vụ của sĩ quan
    1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
    a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
    b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
    c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
    d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
    đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
    e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
    g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
    h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
    i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
    k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
    l) Trung đội trưởng.
    2. Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

    Như vậy, các chức vụ cơ bản của sĩ quan theo Luật mới được quy định như trên.

    Sĩ quan Quân đội nhân dân có nghĩa vụ gì?

    Theo quy định tại Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:

    Nghĩa vụ của sĩ quan
    Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
    1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
    2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
    3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
    4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
    5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

    Như vậy, là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phải có trách nhiệm thực hiện 5 nghĩa vụ theo quy định trên.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    655
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ