Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế hiện nay được quy định ra sao?
Nội dung chính
Hậu quả pháp lý của bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế hiện nay được quy định ra sao?
Khi cơ quan có thẩm quyền viện dẫn trật tự công cộng để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tức là từ chối không áp dụng pháp luật của nước ngoài theo quy phạm xung đột mà sẽ áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết và hệ quả dẫn tới là triệt tiêu hiệu lực áp dụng của quy phạm xung đột, cùng với đó là hệ thống pháp luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ, trong một số trường hợp luật Tòa án sẽ được áp dụng để giải quyết vị việc…
Hệ quả tích cực: Cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài lẽ ra phải được áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà áp dụng nội luậtcủa nước mình trong tình huống pháp lý cụ thể để giải quyết vụ việc, thường trong trường hợp này sẽ áp dụng các quy phạm mệnh lệnh của quốc gia. Ví dụ, cơ quan tài phán Việt Nam sẽ áp dụng luôn Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết mà không phải áp dụng luật nước ngoài được dẫn chiếu đáng lẽ phải áp dụng.
Hệ quả tiêu cực: Pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng nhưng hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó ảnh hưởng đến trật tự công quốc gia. Cụ thể là trong trường hợp tòa án phải công nhận hiệu lực của một bản án hay quyết định do tòa án hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết hoàn toàn theo pháp luật nước ngoài nhằm bảo lưu trật tự công của quốc gia họ.
Vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải xác định được chính xác vấn đề nào thuộc trật tự công, qua đó cơ quan tài phán mới xác định được trường hợp nào pháp luật nước ngoài dẫn chiếu tới được coi là trái với trật tự công của quốc gia mình để gạt bỏ và áp dụng pháp luật quốc gia.