Hành vi vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào?

Thông tư 101/2006/TT-BTC quy định về hành vi vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Nội dung chính

    Hành vi vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Mục 2 Thông tư 101/2006/TT-BTC hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

    Một số hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 84/2006/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

    a) Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện thiết bị làm việc, sử dụng điện nước gây lãng phí tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Không xây dựng quy chế nội bộ về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo quy định về tiết kiệm;

    - Không xây dựng quy chế nội bộ về quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc; về quản lý, sử dụng điện nước để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

    - Không bố trí, phân công người quản lý, sử dụng và mở sổ theo dõi quản lý các loại phương tiện, thiết bị làm việc;

    - Sử dụng phương tiện đi lại, thiết bị làm việc sai mục đích; sử dụng vào việc riêng trái chế độ quy định;

    - Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không đúng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

    - Không thực hiện việc rà soát, điều chuyển phương tiện đi lại từ nơi thừa sang nơi thiếu theo quy định; không thực hiện việc thanh lý phương tiện đi lại đã được thay thế;

    - Không nộp tiền thu được từ thanh lý phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc vào ngân sách nhà nước theo đúng chế độ quy định;

    - Không xử lý hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị làm việc không cần sử dụng hoặc không còn sử dụng được.

    b) Hành vi sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trùng lặp với nguồn kinh phí khác gây lãng phí quy định tại khoản 4 Điều 28 là hành vi bố trí, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác để thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã được bố trí kinh phí để thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác (trùng lặp trong cùng một nguồn kinh phí hoặc giữa các nguồn kinh phí khác nhau).

    c) Hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong việc lập, thẩm định dự án đầu tư gây lãng phí tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Lập dự án đầu tư không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;

    - Lập dự án đầu tư không bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng;

    - Lập, thẩm định dự án đầu tư không đúng trình tự, thủ tục theo quy định;

    - Thẩm định dự án đầu tư không đủ điều kiện, không đúng thời hạn quy định.

    d) Hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong khảo sát, thiết kế xây dựng công trình gây lãng phí tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Khảo sát công trình không đúng quy định, quy trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

    - Thiết kế xây dựng công trình không đúng quy định, quy trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    e) Hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư gây lãng phí tại khoản 4 Điều 29 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Cấp, thanh toán vốn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư khi đã có khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện, có đủ điều kiện thanh toán và nguồn vốn đã được cân đối;

    - Thanh toán vốn đầu tư không đúng khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; không đủ thủ tục để thanh toán;

    - Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn và thẩm tra quyết toán công trình sai quy định;

    g) Hành vi vi phạm các quy định về quản lý trong tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước gây lãng phí tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình khi chưa được phép của Thủ tướng Chính phủ (đối với công trình quan trọng quốc gia), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có ý nghĩa quan trọng của địa phương), người có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước);

    - Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    h) Hành vi vi phạm quy định về quản lý trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Không xây dựng quy chế quản lý, sử dụng trụ sở để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

    - Không thực hiện các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng trụ sở làm việc.

    i) Hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gây lãng phí tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Sử dụng vượt hoặc sai định mức tiêu chuẩn chế độ quy định gây lãng phí;

    - Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc thuê trụ sở làm việc vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

    k) Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn và các quỹ trong công ty nhà nước gây lãng phí tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 84/2006/NĐ-CP, bao gồm:

    - Vi phạm quy định về thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai tài chính;

    - Không xây dựng và thực hiện các biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng vốn và các quỹ của công ty;

    - Không ban hành các quy chế, quy định các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được nhà nước giao;

    - Trích, lập và sử dụng quỹ không đúng quy định.

     

    11