Hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa theo quy định?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Những hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa? Hành lý ký gửi trong quá trình vận tải bị đổ vỡ thì ai chịu trách nhiệm?

Nội dung chính

    Hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa theo quy định?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định như sau:

    Hành lý ký gửi, bao gửi

    1. Mỗi hành khách được miễn tiền cước 20 kg hành lý xách tay.

    2. Quy định về hành lý ký gửi, bao gửi:

    a) Có kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao không quá 1,2 mét x 0,7 mét x 0,7 mét; trọng lượng không quá 50 kg đối với mỗi bao, kiện hành lý ký gửi;

    b) Hành khách phải chịu tiền cước vận tải. Nếu không ký gửi quá mức quy định (20 kg hành lý) được miễn cước hành ký ký gửi, bao gửi;

    c) Ngoài quy định tại các điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, hành khách có hành lý ký gửi còn phải thực hiện các quy định sau: hành khách có vé đến cảng, bến nào thì hành lý ký gửi được nhận gửi đến cảng, bến đó; hành lý ký gửi phải đi cùng trên phương tiện với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận tải.

    3. Không được để trong khoang hành khách những hành lý, bao gửi sau đây:

    a) Hài cốt (trừ lọ tro);

    b) Động vật có trọng lượng từ 10 kg/con trở lên hoặc có mùi hôi;

    c) Hàng hóa có mùi hôi, thối;

    d) Hàng công kềnh, cản trở lối đi trên phương tiện.

    Như vậy, những hành lý không được để trong khoang hành khách trên tàu bao gồm:

    - Hài cốt (trừ lọ tro).

    - Động vật có trọng lượng từ 10 kg/con trở lên hoặc có mùi hôi.

    - Hàng hóa có mùi hôi, thối.

    - Hàng công kềnh, cản trở lối đi trên tàu.

    Những hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)

    Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận lại hành lý phải xuất trình các giấy tờ nào?

    Căn cứ Điều 14 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định giao trả hành lý ký gửi, bao gửi:

    Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi

    1. Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận lại hành lý phải xuất trình vé, chứng từ thu cước.

    2. Người nhận bao gửi khi nhận lại bao gửi phải xuất trình chứng từ thu cước; tờ khai gửi hàng hóa và giấy tờ tùy thân. Nếu người khác nhận phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp người nhận bao gửi đến nhận quá thời hạn mà hai bên thỏa thuận thì phải trả phí lưu kho, bãi.

    3. Người nhận hành lý ký gửi, bao gửi phải kiểm tra lại hành lý ký gửi, bao gửi tại nơi nhận; sau khi nhận xong, người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về sự mất mát hoặc hư hỏng của hành lý ký gửi, bao gửi đó.

    Như vậy, hành khách có hành lý ký gửi khi nhận lại hành lý phải xuất trình vé, chứng từ thu cước.

    Hành lý ký gửi trong quá trình vận tải bị đổ vỡ thì ai chịu trách nhiệm?

    Căn cứ Điều 17 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định hành lý ký gửi trong quá trình vận tải:

    Hành lý ký gửi trong quá trình vận tải

    1. Trường hợp phát hiện hành lý ký gửi có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ hoặc đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thông báo và cùng hành khách có hành lý đó thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện. Khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn, nếu phát sinh tổn thất phải lập biên bản có xác nhận của người có hành lý đó, đại diện hành khách. Các chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu cả hai bên đều không có lỗi thì chi phí và thiệt hại phát sinh thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.

    2. Trường hợp bất khả kháng, nếu không đảm bảo an toàn, người kinh doanh vận tải có quyền dỡ một phần hoặc toàn bộ hành lý ra khỏi phương tiện; người có hành lý phải tự bảo quản; mọi chi phí và tổn thất thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.

    3. Trường hợp luồng chạy tàu thuyền vận tải bị ách tắc, người kinh doanh vận tải phải thông báo và cùng hành khách thực hiện các biện pháp giải quyết sau đây:

    a) Nếu xét thấy phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng tới chuyến đi và sức khỏe hành khách thì người vận tải phải đưa phương tiện đến bến gần nhất, tổ chức đưa hành khách, hành lý lên bờ; giúp hành khách đi tiếp bằng phương tiện khác. Người kinh doanh vận tải chỉ được thu tiền vé và cước quãng đường thực tế phương tiện đã đi;

    b) Trường hợp phải quay lại cảng, bến xuất phát thì người kinh doanh vận tải chỉ được thu tiền vé và cước đoạn đường đã đi (không tính lượt về);

    c) Trường hợp phải chuyển tải hành khách, hành lý qua chỗ ách tắc thì người kinh doanh vận tải thực hiện việc chuyển tải và chịu chi phí;

    d) Trường hợp phương tiện chờ đợi đến khi thông luồng thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho hành khách biết; nếu hành khách có yêu cầu rời phương tiện thì thuyền viên phải tạo điều kiện đưa hành khách lên bờ.

    Như vậy, trường hợp phát hiện hành lý ký gửi vị đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thông báo và cùng hành khách có hành lý đó thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện.

    Khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn, nếu phát sinh tổn thất phải lập biên bản có xác nhận của người có hành lý đó, đại diện hành khách. Các chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm.

    Nếu cả hai bên đều không có lỗi thì chi phí và thiệt hại phát sinh thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.

    99
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ