Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?

Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào? Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu là khi nào?

Nội dung chính

    Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu là khi nào?

    Căn cứ Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định thời điểm tính thuế:

    Điều 9. Thời điểm tính thuế
    1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
    2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
    3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
    4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

    Theo quy định trên, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

    Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?

    Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 11 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định hoàn thuế:

    Điều 11. Hoàn thuế
    Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
    1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
    2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
    3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất.
    4. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài;
    5. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.

    Theo quy định trên, hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài

    - Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật

    - Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất

    - Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài

    - Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài

    Ai phải đóng thuế bảo vệ môi trường?

    Căn cứ Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định người nộp thuế:

    Điều 5. Người nộp thuế
    1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.
    2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
    a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
    b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

    Như vậy, người phải đóng thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

    [1] Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế sau:

    - Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

    + Xăng, trừ etanol

    + Nhiên liệu bay

    + Dầu diezel

    + Dầu hỏa

    + Dầu mazut

    + Dầu nhờn

    + Mỡ nhờn

    - Than đá, bao gồm:

    + Than nâu

    + Than an-tra-xít (antraxit)

    + Than mỡ

    + Than đá khác

    - Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

    - Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

    - Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

    - Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

    - Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

    - Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

    Ngoài ra, trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

    [2] Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

    - Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế

    - Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế

    1