08:43 - 19/09/2024

Hải Phòng và mục tiêu năm 2030: Hướng tới Đô thị Loại I và các dự án giao thông trọng điểm

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030 các dự án giao thông trọng điểm dự kiến Hải Phòng sẽ trở thành đô thị loại I vào năm 2030

Nội dung chính

    Quy hoạch Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn 2025: Hướng tới Đô thị loại I

    Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030 với tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, trong đó dự kiến Hải Phòng sẽ trở thành đô thị loại I vào năm 2030. Theo kế hoạch này, Hải Phòng sẽ gia nhập nhóm năm đô thị trực thuộc Trung ương bao gồm Thủ đô Hà Nội, TP HCM (dự kiến lên đô thị loại đặc biệt vào năm 2030), Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến lên đô thị loại I vào năm 2030). Đặc biệt, mục tiêu của Hải Phòng là vươn lên trở thành một trong những thành phố hàng đầu tại châu Á và thế giới vào khoảng năm 2045-2050.

    Để đạt được mục tiêu này, cụ thể tại khoản 3 Mục II Điều 1 Quyết định 1516/QĐ-TTg, Hải Phòng sẽ được quy hoạch theo mô hình đô thị đa trung tâm và hình thành các đô thị vệ tinh. Quy hoạch này sẽ định hình Hải Phòng không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn trong khu vực mà còn là một điểm đến quan trọng trên bản đồ đô thị toàn cầu. Để hỗ trợ cho việc phát triển này, thành phố đang thực hiện hàng loạt dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhằm gia tăng khả năng kết nối với các vùng lân cận và các khu vực khác.

    Các dự án giao thông trọng điểm tại Hải Phòng

    Hải Phòng hiện đang sở hữu một hệ thống giao thông đa dạng với năm loại hình chính: cảng biển, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, hệ thống đường sắt, đường sông và đường bộ. Để phát huy hết tiềm năng của hệ thống giao thông này, thành phố đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào nhiều dự án giao thông trọng điểm.

    Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông của Hải Phòng đã có những cải thiện đáng kể. Căn cứ theo khoản 1 Mục VI Điều 1 Quyết định 1516/QĐ-TTg, một số dự án trọng điểm đã được đưa vào sử dụng như hai bến đầu tiên của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện và cầu Bạch Đằng. Các dự án đang tiếp tục được đầu tư bao gồm việc mở rộng nhà ga hàng hóa tại sân bay Cát Bi và đầu tư xây dựng các bến cảng số 3, 4, 5 và 6 của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

    Trong giai đoạn 2015-2020, Hải Phòng đã xây dựng mới 46 cây cầu và hàng trăm km đường, với tổng vốn đầu tư gần 44 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020 chứng kiến sự huy động vốn đầu tư gần 565 nghìn tỷ đồng, gấp ba lần so với giai đoạn 2011-2015. Đa phần vốn đầu tư được tập trung vào hạ tầng giao thông và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

    Các cây cầu mới như cầu Hoàng Văn Thụ nối hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền với Thủy Nguyên, cầu Hàn và cầu Đăng nối hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng đã tạo ra sự kết nối thuận lợi hơn cho các khu vực lân cận. Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đã giảm thời gian di chuyển từ bán đảo Đình Vũ sang đảo Cát Hải từ 1 giờ đồng hồ xuống còn 5 phút, giúp Cát Hải phát triển thành một trung tâm logistic và cảng biển nước sâu quốc tế. Các tuyến giao thông trọng điểm như Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Linh và cầu Rào mới cũng đã được xây dựng lại, góp phần hiện đại hóa hệ thống giao thông nội đô, kết nối từ cảng biển Hải Phòng tới các địa phương trong khu vực.

    Bên cạnh đó, các tuyến đường giao thông trọng điểm thì nhiều công trình giao thông liên kết vùng đã được hoàn thành như đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, đường và cầu ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 (đoạn Quán Toan - Cầu Nghìn), cầu Quang Thanh, cầu Dinh, cầu Đăng và cầu sông Hóa. Những công trình này không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu gia tăng đi lại và giao thương.

    Hải Phòng và mục tiêu năm 2030: Hướng Tới Đô Thị Loại I và các dự án giao thông trọng điểm (Hình từ internet)

    Tăng cường kết nối và đầu tư tại Thủy Nguyên

    Theo khoản 3 Mục III Điều 1 Quyết định 1516/QĐ-TTg, Hải Phòng sẽ được quy hoạch theo mô hình đô thị đa trung tâm với cấu trúc đô thị bao gồm hai vành đai kinh tế, ba hành lang cảnh quan và ba trung tâm đô thị. Hai vành đai kinh tế là: ven biển phát triển dịch vụ, du lịch, đô thị và công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện kết nối với mạng lưới khu công nghiệp đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng. Ba hành lang cảnh quan gồm sông Cấm, Lạch Tray và Văn Úc. Ba trung tâm đô thị bao gồm: đô thị lịch sử và hành chính mới bắc sông Cấm (Thủy Nguyên); trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBC) ở Hải An và Kinh Dương; đô thị sân bay Tiên Lãng.

    Thủy Nguyên, một khu vực được đầu tư mạnh mẽ trong quy hoạch thành phố, sẽ được nâng cấp thành đô thị thông minh gắn với trung tâm hành chính - chính trị mới vào năm 2025. Các công trình lớn đang được triển khai tại Thủy Nguyên bao gồm cầu Nguyễn Trãi (6.300 tỷ đồng), cầu Bến Rừng (2.000 tỷ đồng), Trung tâm Chính trị - Hành chính (hơn 2.500 tỷ đồng) và Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn (hơn 2.300 tỷ đồng). Khi hoàn thành, đây sẽ là nơi làm việc của tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội của thành phố.

    Cầu Nguyễn Trãi sẽ nối quận Ngô Quyền với huyện Thủy Nguyên, cung cấp thêm lựa chọn di chuyển vào nội đô cho người dân phía Bắc sông Cấm. Cầu Bến Rừng, bắc qua sông Đá Bạch, sẽ nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và dự kiến đưa vào khai thác vào tháng 6/2024.

    Các trục đường lớn trên địa bàn Thủy Nguyên như đường 359, quốc lộ 10, vành đai 2, đường Đỗ Mười và Trần Kiên cũng đang được mở rộng. Những dự án này không chỉ nâng cao sức hấp dẫn của Thủy Nguyên đối với các nhà đầu tư mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố Hải Phòng.

    Mới đây, dự án The Centric của Masterise Homes tại Thủy Nguyên được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới về thương mại, giải trí và văn hóa. Dự án nằm kế cận hai "công trình thế kỷ" của Hải Phòng và góp phần hoàn thiện "trục thịnh vượng" cùng hệ sinh thái hành chính - nghệ thuật - thương mại dịch vụ của thành phố tương lai. Với vị trí chiến lược và thiết kế đồng bộ, dự án sẽ mang lại tiềm năng gia tăng giá trị theo thời gian, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành thương mại - dịch vụ tại Hải Phòng.

    18