Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

Trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào? Hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào? Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 68/2017/TT-BQP có quy định trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:

    (1) Hồ sơ đề nghị thuê nhà ở công vụ, gồm:

    - Đơn đề nghị của người thuê nhà ở công vụ có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người thuê về thực trạng nhà ở thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 68/2017/TT-BQP;

    - Bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý;

    - Danh sách đăng ký thân nhân (vợ hoặc chồng; con; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng) của người thuê nhà ở công vụ;

    (2) Trình tự thực hiện

    - Người được thuê nhà ở công vụ nếu có nhu cầu thuê nhà ở công vụ lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại (1) gửi trực tiếp đến cấp ủy đơn vị quản lý trực tiếp;

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ, kiểm tra tính pháp lý nếu đủ điều kiện thuê nhà ở công vụ theo quy định và có văn bản gửi Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở cơ quan, đơn vị (qua cơ quan Cán bộ) theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phải hướng dẫn cho đối tượng được thuê để hoàn thiện;

    - Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị đang quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ. Căn cứ quỹ nhà ở công vụ, cơ quan Cán bộ có trách nhiệm tổng hợp và thẩm định về đối tượng, điều kiện và tính điểm, lập danh sách người đủ điều kiện, tiêu chuẩn, sắp xếp cán bộ, nhân viên vào các căn hộ theo tiêu chuẩn thông qua Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở cơ quan, đơn vị, báo cáo cấp ủy (thường vụ) xem xét, quyết nghị, trình chỉ huy đơn vị ký quyết định bố trí cho cán bộ, nhân viên thuê nhà ở công vụ.

    - Sau khi có quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà ở công vụ có văn bản (kèm theo danh sách cán bộ, nhân viên được bố trí thuê nhà ở công vụ) gửi đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ  trực tiếp ký kết hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà. Quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ thuê nhà và người được thuê nhà ở công vụ (mỗi nơi 01 bản) để phối hợp trong việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ;

    - Trường hợp hết hợp đồng, người thuê nhà ở công vụ còn nhu cầu và đủ điều kiện thuê nhà ở công vụ phải có đơn đề nghị gửi để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp người thuê nhà ở công vụ không đủ điều kiện hoặc đơn vị chưa bố trí được thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét quyết định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào? (Hình Internet)

    Hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

    Hợp đồng cho thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 17 Thông tư 68/2017/TT-BQP như sau:

    (1) Việc cho thuê nhà ở công vụ phải được lập thành Hợp đồng theo Mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 68/2017/TT-BQP;

    (2) Hợp đồng thuê nhà ở công vụ phải được đính kèm theo Bản nội quy sử dụng nhà ở công vụ quy định tại điểm c khoản Điều 13 Thông tư 68/2017/TT-BQP;

    - Giá cho thuê nhà ở công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư 68/2017/TT-BQP như sau:

    Nguyên tắc xác định giá cho thuê nhà ở công vụ thực hiện các quy định tại Điều 46 Luật Nhà ở 2023 và các quy định sau:

    + Tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thực hiện quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê trong quá trình sử dụng nhà ở công vụ;

    + Không tính tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở công vụ và không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc chi phí mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ;

    + Giá cho thuê nhà ở công vụ được xem xét, điều chỉnh khi Nhà nước có thay đổi về khung giá hoặc giá cho thuê nhà ở công vụ. Trường hợp chi phí quản lý vận hành (giá dịch vụ quản lý vận hành) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có thay đổi thì giá cho thuê nhà ở cũng được điều chỉnh tương ứng;

    + Trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ để cho thuê mà có nhà ở thương mại bảo đảm chất lượng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thì cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định việc thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ;

    Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ mà tiền thuê nhà ở thương mại cao hơn số tiền thuê của người thuê phải trả thì người thuê chỉ trả tiền thuê nhà không vượt quá 10% tiền lương đang được hưởng tại thời điểm thuê nhà ở công vụ; thủ tục thanh toán phần chênh lệch còn lại được thực hiện như sau:

    Căn cứ quyết định về việc thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý cán bộ đủ tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ có văn bản gửi cơ quan quản lý nhà ở công vụ để xác định số tiền thuê nhà ở công vụ phải trả và xác định phần chênh lệch giữa số tiền thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ và số tiền người thuê nhà phải trả, số tiền ngân sách chi trả cho phần chênh lệch theo quy định để xây dựng và đưa vào dự toán chi tiêu hàng năm của đơn vị. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý cán bộ thuê nhà ở công vụ thực hiện chi trả phần tiền chênh lệch này hàng tháng phù hợp với thời điểm Nhà nước thanh toán tiền lương theo quy định và thực hiện quyết toán số tiền này cùng với quyết toán chung của đơn vị;

    + Đối với tiền sử dụng các dịch vụ như cung cấp điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe các loại và các dịch vụ khác do người thuê trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng hai bên ký kết;

    Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ thì người thuê có trách nhiệm nộp tiền sử dụng dịch vụ cho đơn vị quản lý vận hành để trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ đó.

    - Thời hạn cho thuê nhà theo thời hạn mà người thuê nhà được bổ nhiệm, điều động công tác nhưng tối đa không quá năm (05) năm. Khi hết hạn hợp đồng mà người thuê vẫn thuộc diện được tiếp tục thuê nhà ở công vụ, nếu cơ quan quản lý cán bộ có văn bản đề nghị thì Bên cho thuê và Bên thuê nhà ở công vụ tiến hành ký kết hợp đồng mới;

    - Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm gửi hợp đồng đã được hai Bên ký kết cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ và cơ quan, đơn vị quản lý người thuê để phối hợp theo dõi, quản lý.

    Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

    Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 25 Thông tư 68/2017/TT-BQP như sau:

    Các tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở công vụ được các bên bàn bạc thương lượng để giải quyết. Trường hợp không thương lượng được thì một trong các bên có quyền đề nghị cơ quan Thanh tra quốc phòng của đơn vị được giao thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà ở công vụ giải quyết theo quy định của pháp luật.

    29