EVN có điều chỉnh giá bán điện ít nhất 3 tháng một lần theo quy định của pháp luật không?

EVN có điều chỉnh giá bán điện ít nhất 3 tháng một lần theo quy định của pháp luật không? Khi nào bên bán điện không phải thông báo cho người mua điện về việc cúp điện? Chậm thanh toán tiền điện có phải trả lãi không?

Nội dung chính

    EVN có điều chỉnh giá bán điện ít nhất 3 tháng một lần theo quy định của pháp luật không?

    Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

    Theo đó, trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

    Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

    Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

    Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

    EVN sẽ điều chỉnh giá bán điện tối thiểu 03 tháng 1 lần? (Hình từ Internet)

    Khi nào bên bán điện không phải thông báo cho người mua điện về việc cúp điện?

    Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định về thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện như sau:

    Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện

    1. Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực và Điều 6 Thông tư này.

    2. Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:

    a) Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;

    b) Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;

    c) Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;

    d) Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.

    3. Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:

    a) Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên bán điện;

    b) Người giữ chức danh được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

    4. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.

    Như vậy, bên bán điện không phải thông báo trước cho bên mua điện trong trường hợp:

    - Trộm cắp điện;

    - Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.

    - Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.

    - Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.

    - Có sự kiện bất khả kháng.

    Chậm thanh toán tiền điện có phải trả lãi không?

    Tại Điều 23 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 có quy định về thanh toán tiền điện như sau:

    Thanh toán tiền điện

    1. Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.

    2. Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.

    3. Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.

    4. Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.

    ...

    Như vậy, khi bên mua điện chậm thanh toán tiền điện thì phải trả thêm lãi của khoản tiền chậm trả.

    Và mức lãi suất chậm trả sẽ do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    26
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ