Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ gồm mấy điểm?

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ gồm mấy điểm?

Nội dung chính

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ gồm mấy điểm?

Ngày 21/02/2025, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ được ban hành.

Phù hợp với quy định của Luật Biển Việt Nam, ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012, căn cứ Nghị quyết 68/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV phê chuẩn việc xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ như sau:

(1) Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lãnh thổ đất liền Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ gồm các đoạn thẳng nối liền các điểm theo danh sách dưới đây:

Tên điểm

Địa danh

Tọa độ

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

A11

Đảo Cồn Cỏ theo tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982

17°10’00.0”

107°20’36.0”

A12

Hòn Gió Lớn

17°54’48.1”

106°40’25.8”

A13

Hòn Chim

18°07’02.5”

106°29’23.7”

A14

Hòn Mắt Con

18°47’28.2”

105°59’20.5”

A15

Đảo Hòn Mê

19°22’36.7”

105°56’18.6”

A16

Đảo Long Châu Đông

20°36’47.9”

107°12’32.2”

A17

Đảo Hạ Mai

20°42’58.6”

107°07’14.9”

A18

Đảo Hạ Mai

20°43’32.3”

107°06’27.9”

A19

Đảo Thanh Lam

20°59’02.3”

107°05’29.2”

A20

Đảo Thanh Lam

20°59’11.2”

107°05’46.5”

A21

Hòn Bò Cát

21°11’29.6”

108°01’17.7”

A22

Hòn Bò Cát

21°11’29.1”

108°01’17.7”

A23

Đảo Trà Cổ

21°28’14.9”

108°05’38.2”

A24

Điểm số 1 theo Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong Vịnh Bắc Bộ

21°28’12.5”

108°06’04.3”

(2) Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Bạch Long Vĩ là đường ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của đảo.

(3) Ranh giới ngoài lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định bởi 9 điểm theo đường phân định lãnh hải giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong Vịnh Bắc Bộ và điểm 10 có tọa độ xác định trên vùng biển Việt Nam. Tọa độ các điểm theo danh sách dưới đây:

Tên điểm

Tọa độ 

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

21°28’12.5”

108°06’04.3”

2

21°28’01.7”

108°06’01.6”

3

21°27’50.1”

108°05’57.7”

4

21°27’39.5”

108°05’51.5”

5

21°27’28.2”

108°05’39.9”

6

21°27’23.1”

108°05’38.8”

7

21°16’32.0”

108°05’03.0”

8

21°12’35.0”

108°03’31.0”

9

21°12’35.0”

108°03’31.0”

10

21°03’33.1”

108°10’57.7”

Tải về Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ gồm mấy điểm? (Hình từ Internet)

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ gồm mấy điểm? (Hình từ Internet)

Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam tổ chức cần tuân thủ pháp luật gì liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển?

Căn cứ Điều 35 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.
3.Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
saved-content
unsaved-content
38