Thứ 6, Ngày 25/10/2024
16:00 - 12/09/2024

Dự kiến có 8 Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Ngày 22/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có định hướng phát triển một số tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nội dung chính

    Dự kiến có 8 Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

    Theo như nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg thì định hướng sẽ phát triển thêm 8 tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Theo đó, 8 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới là Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh và Hải Dương.

    Trong đó, định hướng phát triển cụ thể như sau:

    - Thừa Thiên Huế: dự kiến đến năm 2030 sẽ là đô thị loại I.

    - Bắc Ninh: đến năm 2030 thì tỉnh sẽ đạt các tiêu chí đô thi loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Bà Rịa - Vũng Tàu: phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương. Dự kiến đạt đô thị loại I vào năm 2030.

    - Quảng Ninh: dự kiến đến năm 2030 đạt đô thị loại I, tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Khánh Hòa: đến năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Dự kiến đến năm 2030 đạt đô thị loại I.

    - Ninh Bình: đến năm 2030 cơ bản đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Hải Dương: đến năm 2030 đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

    - Bình Dương: Đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

    Theo như định hương nêu trên thì đến năm 2030 thì 5 tỉnh là Bình Dương, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Bắc Ninh sẽ trở thành các thành phố trực thuộc Trung ương.

    Bên cạnh đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải phòng và thành phố Cần Thơ sẽ trở thành các đô thị Trực thuộc Trung ương.

    Dự kiến có 8 Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030?

    Dự kiến có 8 Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030? (Hình từ Internet)

    Định hướng phát triển 4 vùng đô thị

    Sẽ có 04 vùng đô thị bao gồm:

    - Vùng đô thị Hà Nội là vùng đô thị lớn gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình và Phú Thọ.

    Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trường quốc gia và các đô thị lân cận của các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm chia sẻ chức năng về giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, thương mại, dịch vụ, du lịch và hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm Hà Nội, phù hợp với hệ sinh thái lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.

    - Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đô thị lớn gồm các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

    Xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng quốc gia và các đô thị lân cận của các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nhằm chia sẻ chức năng về dịch vụ, công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm TPHCM, phù hợp với hệ sinh thái lưu vực sông Đồng Nai và sông Mê Kông.

    - Vùng đô thị Đà Nẵng gồm các thành phố Đà Nẵng, Huế và các đô thị lân cận thuộc tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

    Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế là cực tăng trưởng, động lực quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên; cùng với chuỗi các đô thị động lực của các tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ (thành phố Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn) trở thành trung tâm về khởi nghiệp, đôi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo, y tê chất lượng cao, khoa học, công nghệ của đất nước gắn với hệ sinh thái biển miền Trung, trung tâm tổ chức các sự kiện tâm khu vực và quốc tế.

    - Vùng đô thị Cần Thơ gồm thành phố Cần Thơ và các đô thị lân cận thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

    Xây dựng thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, cùng với các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá, Vĩnh Long, Cao Lãnh trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chê biên, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao của cả vùng gắn với hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50% vào năm 2030

    Cũng tại Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 đã đề ra một số chỉ tiêu để phát triển đô thị, nông thôn thời kỳ đến năm 2030.

    - Tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2030 phải đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 - 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tâm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

    - Dân số đô thị tăng trung bình 3,37-4,13%/năm trong giai đoạn 2025 - 2030; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1.9 - 2,3%, phù hợp với đặc trưng sử dụng đất vùng miền.

    - Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16 - 26%; diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 - 10 m², diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 32 m²; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện từ trên 80%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đảm bảo chất lượng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại các đô thị loại II trở lên đạt 40 - 45%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom đạt dưới 10%.

    - Hệ thống nông thôn: Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phấn đấu cả nước có khoảng 70% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó 35% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu 100% huyện có đô thị.

    Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

    18