Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc gì?
Nội dung chính
Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc gì?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:
Điều 14. Dự án, công trình điện lực khẩn cấp
1. Dự án, công trình điện lực khẩn cấp bao gồm:
a) Dự án, công trình điện lực xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Dự án, công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện đấu nối nhằm bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt so với công suất theo quy hoạch phát triển điện lực: do chậm tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện khác gây nguy cơ thiếu điện; do phụ tải khu vực, quốc gia tăng ngoài dự tính; do dừng dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện khác;
c) Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất nguồn điện giữa các khu vực để chống quá tải của lưới điện; theo yêu cầu cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án, công trình điện lực khẩn cấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trên cơ sở bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh cung cấp điện.
Như vậy, dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất nguồn điện giữa các khu vực để chống quá tải của lưới điện, đáp ứng yêu cầu cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo sự cố công trình xây dựng có bao gồm nội dung thiệt hại về người và tài sản không?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 44 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
[...]
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình;
b) Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
c) Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
d) Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
3. Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
[...]
Theo đó, báo cáo sự cố công trình xây dựng bao gồm nội dung thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
Thẩm quyền nào thực hiện giám định nguyên nhân gây ra sự cố công trình xây dựng?
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố trên địa bàn
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến sự cố. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
[...]
Theo đó, giám định nguyên nhân gây ra sự cố công trình xây dựng do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức, bao gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho các sự cố địa phương, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cho công trình phục vụ quốc phòng, và Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan này sẽ thành lập Tổ điều tra sự cố gồm đại diện từ các đơn vị liên quan và chuyên gia kỹ thuật, và nếu cần, sẽ chỉ định tổ chức kiểm định để đánh giá chất lượng công trình nhằm xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.