Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm gì theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm gì theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quyết định 1284/QĐ-BGTVT năm 2018 về Quy chế tổ chức mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải, trách nhiệm của đơn vị mua sắm tài sản tập trung cấp Bộ của Bộ Giao thông vận tải được quy định như sau:
+ Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Quy chế này để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ;
+ Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Quy chế này, báo cáo bộ phê duyệt, gửi Bộ Tài chính đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia trước ngày 28 tháng 02 của năm thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia.
+ Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2, Điều 8 Quy chế này mà đơn vị không gửi nhu cầu mua sắp tập trung đối với tài sản đã được giao dự toán mua sắm thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung thì không được phép mua sắm tài sản đó.
Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, các đơn vị gửi văn bản đăng ký mua sắm tài sản bổ sung về đơn vị mua sắm tập trung để làm căn cứ trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định áp dụng hình thức mua sắm phù hợp. Thời hạn Bộ GTVT có văn bản trả lời về hình thức mua sắm phù hợp là 30 ngày tính từ ngày phát hành công văn đi của đơn vị mua sắm tài sản. Quá thời hạn này đơn vị mua sắm được tự quyết định hình thức mua sắm phù hợp với quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.