Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm những đối tượng nào theo quy định của pháp luật?

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Chí Thành đề nghị giải đáp một số vướng mắc về việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất bao bì?

Nội dung chính

    Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm những đối tượng nào theo quy định của pháp luật?

    Sản xuất nylon làm bao bì phải đóng thuế

    Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường.

    Theo đó, túi nylon thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Căn cứ hướng dẫn trên thì từ ngày Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 có hiệu lực (1/1/2012), khi Công ty Bao bì Cường Đại bán túi nylon, màng nhựa mỏng cho khách hàng để khách hàng sử dụng làm bao bì cho các sản phẩm (giấy vệ sinh, băng vệ sinh, tã và bỉm trẻ em) do khách hàng sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

    Cũng tương tự, trường hợp Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Chí Thành sản xuất và bán màng nhựa mỏng, nylon làm từ màng nhựa đơn LDPE cho khách hàng là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng để dùng vào mục đích đóng gói, che phủ sản phẩm nhằm bảo quản thực phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối sản phẩm thì thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

    Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:

    Thuế bảo vệ môi trường phải nộp

    =

    Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế

    x

    Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

    Trong đó, mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa là 40.000 đồng/kg (theo quy định tại Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường).

    Trường hợp không được hoàn thuế

    Về trường hợp của Công ty TNHH Tân Thành Lợi, Cục thuế tỉnh Long An có ý kiến như sau:

    Tại điểm 2.4, Điều 2 Thông tư số 152/2011/TT-BTC có quy định đối tượng không chịu thuế như sau: "Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu".

    Tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này có quy định: "Người nộp thuế Bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này".

    Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư này quy định: "Đối với các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá đã được nộp thuế bảo vệ môi trường về để sản xuất, kinh doanh thì thuế bảo vệ môi trường của hàng mua được hạch toán vào giá vốn hàng hoá hoặc giá thành sản phẩm sản xuất. Đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường".

    Như vậy, trường hợp Công ty mua bao bì để đóng gói hàng hóa xuất khẩu đã được nộp thuế Bảo vệ môi trường thì thuế Bảo vệ môi trường được hạch toán vào giá vốn hàng hóa hay giá thành sản phẩm. Công ty không phải là người nộp thuế Bảo vệ môi trường nên không được hoàn thuế.

    10