Đối tượng bị xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Đối tượng bị xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Đối tượng bị xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

    Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

    - Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
     
    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về thi hành án thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
     
    - Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
     
    - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của Chấp hành viên thì bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
     

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    75
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ