14:41 - 14/12/2024

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập và quản lý?

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở có người chỉ huy chữa cháy là ai? Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập và quản lý?

Nội dung chính

    Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở có người chỉ huy chữa cháy là ai?

    Căn cứ Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:

    Người chỉ huy chữa cháy
    1. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
    2. Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
    a) Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;
    b) Cháy tại thôn thì trưởng thôn là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp những người này vắng mặt thì đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;
    c) Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;
    d) Cháy rừng nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy, trưởng thôn tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
    Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;
    đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.

    Như vậy, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở có người chỉ huy chữa cháy là người người đứng đầu cơ sở. Trong trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy.

    Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập và quản lý?Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập và quản lý? (Hình từ Internet)

    Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập và quản lý?

    Căn cứ Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định như sau:

    Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
    1. Đội dân phòng được thành lập ở thôn, tổ dân phố. Người được công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bổ nhiệm làm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.
    2. Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
    3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
    Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:
    a) Cơ sở hạt nhân;
    b) Cảng hàng không, cảng biển;
    c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
    d) Cơ sở khai thác than;
    đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
    e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
    4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.

    Theo đó, tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập và quản lý đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

    Ngoài ra, cơ quan ban hành quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành phải gửi quyết định tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.

    Huấn luyện, bồi dưỡng đội phòng cháy chữa cháy cơ sở như thế nào?

    Căn cứ Điều 46 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:

    Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
    1. Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
    2. Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp chữa cháy.
    3. Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên.
    4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
    ...

    Như vậy, việc huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được thực hiện theo quy định trên.

    11