Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi nào?

Pháp luật quy định các công ty kinh doanh bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán của mình trong quá trình hoạt động của công ty. Vậy cho tôi hỏi một công ty kinh doanh bảo hiểm được xác định là đảm bảo (có) khả năng thanh toán khi nào?

Nội dung chính

    Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi nào?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

    Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải luôn duy trì khả năng thanh toán của mình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì doanh nghiệp kinh doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định Chính phủ.

    Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.

    Trong đó, Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.

    Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:

    Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:

    - 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;

    - 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

    Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

    - Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    - Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    - Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

    + Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    + Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

    Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:

    - Tái bảo hiểm phi nhân thọ:

    + 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;

    + 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

    - Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe:

    + Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    + Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    + Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

    ++ Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

    ++ Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    354
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ