Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai phải dựa trên những nguyên tắc nào?
Nội dung chính
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được phải dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo khoản 4 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định 2 nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
...
4. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai phải được thực hiện theo 2 nguyên tắc sau đây:
- Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật
- Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được phải dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
...
6. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế
a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm lập phương án cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Phương án cưỡng chế phải có các nội dung cơ bản sau: mục đích, yêu cầu của việc cưỡng chế; thời gian, địa điểm, tiến độ thực hiện cưỡng chế; phương tiện, công cụ phục vụ, hỗ trợ cưỡng chế; thành phần, lực lượng tham gia cưỡng chế; thành phần phối hợp; kinh phí thực hiện cưỡng chế; phương án bảo quản tài sản di dời khỏi nơi cưỡng chế (nếu có); trách nhiệm thực hiện;
c) Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc chấp hành; việc thực hiện các nội dung trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ngay sau khi lập biên bản dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế;
d) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế giải quyết được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm lập phương án cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Phương án cưỡng chế phải có các nội dung cơ bản sau:
+ Mục đích, yêu cầu của việc cưỡng chế
+ Thời gian, địa điểm, tiến độ thực hiện cưỡng chế
+ Phương tiện, công cụ phục vụ, hỗ trợ cưỡng chế
+ Thành phần, lực lượng tham gia cưỡng chế
+ Thành phần phối hợp
+ Kinh phí thực hiện cưỡng chế
+ Phương án bảo quản tài sản di dời khỏi nơi cưỡng chế (nếu có)
+ Trách nhiệm thực hiện
Bước 3: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc chấp hành; việc thực hiện các nội dung trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện ngay sau khi lập biên bản dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế
Bước 4: Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Cơ quan nào có quyền hạn ban hành thực hiện cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai?
Theo khoản 7 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định những cơ quan có quyền ban hành thực hiện cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
...
7. Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế gồm:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban;
b) Thành viên đại diện cho các cơ quan cấp huyện, gồm: cơ quan có chức năng quản lý đất đai, xây dựng, thanh tra, tư pháp; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Như vậy, từ quy định trên thì các cơ quan ban hành thực hiện cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm các cơ quan sau:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban
- Thành viên đại diện cho các cơ quan cấp huyện, gồm: cơ quan có chức năng quản lý đất đai, xây dựng, thanh tra, tư pháp
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.